Tình hình kinh doanh du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 51)

- Số ngày khách và thời gian lưu trú bình quân của khách:

1.4.2. Tình hình kinh doanh du lịc hở Việt Nam

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Ở Việt Nam, trong suốt 44 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với yêu cầu cách mạng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình và đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng xác định: "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh

tế mũi nhọn".

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch phối hợp các bộ, ngành hữu quan và các địa phương trong tham mưu xây dựng và hoàn thành hệ thống cơ chế, chính sách lớn về du lịch, các văn bản hướng dẫn, chương trình hành động quốc gia về du lịch, “Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010”, “Quy chế đón khách du lịch Trung Quốc” và nhiều chủ trương, chính sách khác.

Bảng 2: Phân loại khách du lịch quốc tế đến Việt Nam các năm 2003, 2004,2005

TT Tiêu chí

phân loại

Năm Năm 2004 Năm 2005

Số lượng khách Tăng (+) giảm (-) Số lượng khách Tăng (+) giảm (-) Số lượng khách (Người) I Theo thị trường 01 Trung Quốc 682.684 778.431 +12,3 752.576 -3,3 02 Mỹ 205.717 272.473 +24,5 333.566 +22,4 03 Nhật Bản 193.727 267.210 +27,5 320.605 +20 04 Đài Loan 196.790 256.906 +23,4 317.213 +36,1 05 Hàn Quốc 48.696 232.995 +79,1 286.324 +11,5 06 Úc 79.898 128.661 +37,9 186.543 +105,4

07 Pháp 83.324 104.025 +19,9 145.359 +13,008 Campuchia 80.664 90.838 +11,2 126.402 +21,5 08 Campuchia 80.664 90.838 +11,2 126.402 +21,5 09 Anh 62.423 71.016 +12,1 84.100 +56,7 10 Đức 41.403 56.561 +26,8 80.884 +13,9 11 Các thị trường khác 753.409 668.760 - 834.185 - II Theo mục đích 01 Du lịch, nghỉ ngơi 1.142.053 1.583.985 +27,9 2.041.529 +28,9 02 Công việc 462.196 521.666 +11,4 493.335 -5,4

03 Thăm thân nhân 377.662 467.404 +19,2 505.327 +8,1

04 Mục đích khác 328.564 354.821 +7,4 427.566 +20,5

Tổng cộng 2.428.735 2.927.876 +20,5 3.467.757 +18,4

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Từ năm 1990 đến nay, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển vượt bậc. Khách quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990 lên 2,63 triệu lượt năm 2002 và 2,93 triệu lượt năm 2004, tăng 20,5% so với năm 2003. Khách nội địa tăng 13 lần, từ một triệu lượt năm 2000 lên 13 triệu lượt năm 2002 và 14,5 triệu lượt năm 2004, tăng 11,5% so với năm 2003. Thu nhập từ du lịch tăng trung bình 23,8%/năm (năm 1991 là 2.240 tỷ đồng, năm 2002 đạt 23.500 tỷ đồng, năm 2004 đạt 26.000 tỷ đồng gấp 20 lần so với năm 1990). Riêng năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song hoạt động du lịch vẫn diễn ra sôi động, ước tính chúng ta đón khoảng 3,43 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 17% so với năm 2004; khách du lịch nội địa đạt hơn 16 triệu lượt người, vượt chỉ tiêu 7% và tăng 11% so với năm 2004; thu nhập du lịch đạt 30.000 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2004. Đây là mức tăng trưởng cao so với du lịch các nước trong khu vực và trên thế giới.

ĐVT: Người 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 2.140.000 2.330.050 2.627.988 2.428.735 2.927.876 3.467.757

Biểu đồ 2: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005

Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn buồng, phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn đến 5 sao; 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Hải Phòng. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn mười nghìn doanh nghiệp. Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh và dần được hiện đại hóa. Ngoài ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch. Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh. Ðề án sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai theo hướng để lại bốn doanh nghiệp du lịch mạnh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; hình thành công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tám công ty; cổ phần hóa các công ty

hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Một số khu du lịch, sân gôn, công viên và cơ sở vui chơi giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của du khách. Với cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch như vậy, nước ta đủ điều kiện đón hàng triệu khách quốc tế và nội địa, phục vụ chu đáo các hội nghị quốc tế lớn. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch, văn bản quy phạm pháp luật về du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân.

Đặc biệt từ khi Bộ Chính trị có Kết luận 179/CT-TW về: "Phát triển du

lịch trong tình hình mới" và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định “Phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn”, chủ trương phát triển du

lịch được quán triệt sâu rộng trong cả nước; cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dần được làm rõ. Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, do một Phó thủ tướng làm Trưởng ban. Cả nước có 41 tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn sớm đi vào cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội, huy động được nhiều nguồn lực cho sự nghiệp phát triển du lịch. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch địa phương mình.

Ngành du lịch và các địa phương đã huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong giai đọan 2001-2005, Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm với 385 dự án và phân bổ đầu tư hạ tầng cho 62 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương, trong đó tổng số vốn đầu tư ưu tiên cho 20 địa phương có khu du lịch quốc gia là 1.404 tỷ đồng, chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư CSHT cho cả nước. Vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách Nhà nước khuyến khích địa phương và các thành phần kinh tế đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở vật chất hạ tầng du lịch. Ngành cũng đã thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến nay, cả nước có 190 dự án với tổng vốn đăng ký 4,64 tỷ USD ở 29 tỉnh, thành phố. Cùng với dự án phát triển nguồn nhân lực của Luxembourg có số vốn hơn 10 triệu euro và dự án EU tài trợ với số vốn khoảng 12 triệu euro, Tổng cục Du lịch đã tiếp nhận và điều hành dự án "Phát triển du lịch Mê Công" do ADB tài trợ với khoản kinh phí 12,2 triệu USD (8,47 triệu USD là vốn vay ưu đãi) tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, bước đầu các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, quy mô nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, đạt hiệu quả và phù hợp xu hướng chung của hội nhập kinh tế thế giới.

Thời gian qua cho thấy, việc thực hiện nguồn vốn đầu tư CSHT du lịch đã được sử dụng có hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, thu hút nhiều nguồn khác đầu tư trực tiếp vào CSHT du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, góp phần tăng cường khả năng đón khách du lịch. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn đầu tư CSHT du lịch còn thấp so với nhu cầu đầu tư phát triển CSHT du lịch, nguồn vốn đầu tư còn dàn trải, bị động nên nhiều công trình bị kéo dài thời gian hoàn thành, việc tổ chức thực hiện quản lý vốn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch còn bất cập. Trong giai đoạn 2006 - 2010 vốn đầu tư CSHT nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2010 Việt Nam sẽ đón được 5,5 - 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 25 - 26 triệu khách du lịch nội địa, thu nhập du lịch đạt 4 - 4,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu trên ngành du lịch đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó đầu tư cho CSHT du lịch khoảng 1,5 tỷ USD.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều quyết sách cụ thể về thị thực xuất nhập cảnh, đã đơn phương miễn thị thực cho công dân 14 nước được xác định là thị trường trọng điểm của Việt Nam, trong đó đáng kể là Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu. Việc cấp thị thực cho du khách được đa dạng hóa như cấp trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, tại cửa khẩu quốc tế cho khách vào không quá 15 ngày. Ðây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng cho quá trình tăng trưởng du khách đến nước ta thời gian qua.

Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v... Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các tỉnh miền trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn: Lào, Thái- lan, Cam-pu-chia đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao gồm 388 xe ô-tô carnavan tay lái phải và hơn 1.000 du khách Thái-lan vào Việt Nam du lịch. Ðây là cơ sở thuận lợi để phát triển du lịch đường bộ giữa Việt Nam và các nước.

Trong những năm gần đây và nhất là đầu năm nay, nước ta là điểm đến lôi cuốn du khách đường biển với hàng chục chuyến tàu du lịch biển chở theo hàng nghìn du khách liên tục cập cảng Hạ Long, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc. Cùng với việc khuyến khích, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, trực tiếp xây dựng các chương trình du lịch mới, ngành du lịch và các địa phương còn tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch hằng năm như các chương trình: Năm du lịch Hạ Long, Ðiện Biên Phủ, Nghệ An và hiện nay là năm du lịch Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản thế giới" cùng các lễ hội, liên hoan ở khắp các miền đất nước. Các sự kiện, chương trình này góp phần định hướng

đầu tư phát triển sản phẩm và loại hình du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam với thế giới, thúc đẩy du lịch phát triển theo hướng đa dạng, chất lượng và hiệu quả.

Về phương diện hợp tác quốc tế du lịch nước ta đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế, là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA)...; tích cực tham gia chủ động hơn trong các diễn đàn và chương trình hợp tác trong và ngoài khu vực. Đã ký 26 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế ...Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước. Việc đón tiếp hơn hai triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài đã góp phần giới thiệu về cảnh đẹp đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân.

Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch. Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, gắn với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kiện toàn hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w