Phương pháp thống kê kinh tế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)

V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543

02 Doanh thu bán hàng 21.200 9.654 8.980 9.570

2.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Đây là phương pháp cơ bản nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội lớn. Nhờ đó, các hiện tượng đa dạng và phức tạp được phân tích và tìm ra qui luật chung. Nội dung cụ thể của phương pháp này là :

- Chọn điểm nghiên cứu :

Thừa Thiên Huế là tỉnh có lợi thế về du lịch ngoài hai di sản văn hóa thế giới đó là Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế, tại đây còn có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên với những nét đẹp trữ tình đã tạo cho Thừa Thiên Huế trở thành một vùng đất đầy tiềm năng du lịch. Với lợi thế đó trong những năm qua hoạt động kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế ngày càng sôi động và tạo ra hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng để kinh doanh du lịch ở Thừa Thiên Huế vẫn đang còn đơn điệu, qui mô còn nhỏ lẽ, địa bàn hoạt động du lịch chưa khai thác một cách triệt để. Trong những năm gần đây và đặc biệt trong thời gian vừa qua khu vực Chân Mây - Lăng Cô đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô với các cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi, theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ, nên đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, coi đây như là một vùng đất hứa cho hoạt động du lịch, trong chương trình quốc gia về phát triển du lịch khu vực Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân được xác định là một trong bốn vùng được ưu tiên đầu tư để phát triển du lịch. Về phía tỉnh cũng đang tập trung đầu tư cho khu vực này để xứng đáng với tiềm năng du lịch sẵn có. Với những định hướng đó và nhằm khai thác tiềm năng khu vực này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã đầu tư kinh doanh du lịch tại khu vực này, hiện nay ngoài các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động như Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm, còn có Công ty TNHH Du lịch Cố đô Lăng Cô (mới đi vào hoạt động cuối năm 2005) và nhiều nhà đầu tư khác cũng đã đăng ký hoặc đang đầu tư xây dựng cơ bản để hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực này và hàng chục cơ sở

kinh doanh du lịch cá thể. Tuy nhiên để đánh giá một cách khách quan hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động tại khu vực này, để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khai khác có hiệu quả vùng đất du lịch đầy tiềm năng này, nêu chúng tôi đã chọn các doanh nghiệp du lịch tại khu vực Chân Mây - Lăng Cô làm điểm nghiên cứu.

+ Thu thập số liệu :

- Số liệu thứ cấp : Số liệu thứ cấp được chúng tôi thu thập từ các nguồn tài liệu sau: Các Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật, Tổng cục du lịch, Tổng cục thống kê, Cục thống kê, Sở du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng thống kê huyện Phú Lộc, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, Thư viên tỉnh, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế, các Webside và các tạp chí trong và ngòai nước ...

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp thu được trong quá trình điều tra số liệu tại Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô, Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm và tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ dân trong vùng nghiên cứu và khách du lịch đến nghĩ tại các doanh nghiệp kể trên theo trình tự sau :

• Lập phiếu điều tra theo nội dung nghiên cứu: Dựa trên hệ thống biểu mẫu điều tra do Tổng cục thống kê ban hành và hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng hệ thống biểu mẫu điều tra của mình.

• Phỏng vấn thử và tiến hành điều chỉnh.

• Điều tra và phỏng vấn chính thức. Quá trình chọn mẫu điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp. Các thông tin cần thu thập bao gồm :

Thông tin chung về các hộ điều tra: Bao gồm các thông tin về đặc điểm của hộ như: Họ tên chủ hộ, giới tính, địa chỉ, trình độ học vấn của chủ hộ, nghề nghiệp, số nhân khẩu, tổng số lao động, tổng diện tích đất, diện tích đất ở, diện tích các loại cây hàng năm, lâu năm, diện tích đất ao hồ... và các loại tư liệu sản xuất.

Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chúng tôi đã trực tiếp thu thập các số liệu thực tế sẵn có trong các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động SXKD, báo cáo tổng kết hoạt động của các doanh nghiệp qua các năm... Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động điều hành SXKD của Ban Giám đốc và các bộ phận trong các doanh nghiệp.

Đối với khách hàng (khách du lịch) chúng tôi đã sử dụng phương pháp lập phiếu phỏng vấn và trực tiếp tổ chức phỏng vấn các đối tượng khách.

+ Xử lý số liệu: Các phiếu điều tra, số liệu thực tế từ các báo cáo, số liệu thu thập từ thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, sau khi được tổng hợp, phân loại đều được nhập vào máy tính. Các số liệu đều được xử lý tính toán trên phần mềm Excel. Ngoài ra các số liệu này cũng được kiểm chứng về độ tin cậy, độ chính xác rồi được biểu thị trên hệ thống bảng biểu. Đây chính là cơ sở cho quá trình phân tích, đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)