Tình hình kinh doanh du lịc hở Thừa ThiênHuế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 54)

- Số ngày khách và thời gian lưu trú bình quân của khách:

1.4.3. Tình hình kinh doanh du lịc hở Thừa ThiênHuế

Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển du lịch: ở vị trí trung độ của cả nước (cách Hà Nội 660 km, cách Tp.HCM 1.060 km), thuận tiện trong giao lưu, đi lại giữa hai miền Nam Bắc; hội đủ các yếu tố phong thủy: có sông, núi, kênh đào, biển cả...; có những đồi thông như Đà Lạt, có biển như Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu; có khu nghỉ mát Bạch Mã lý tưởng từng được so sánh với Sapa,

Tam Đảo...Thừa Thiên Huế còn có cố đô Huế, với hơn 100 công trình kiến trúc phản ảnh toàn bộ sinh hoạt của các vua quan triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa thế giới"; có Nhã nhạc Cung đình Huế cũng được công nhận là "Di sản truyền khẩu của nhân loại". Thừa Thiên Huế còn được thừa nhận là một trung tâm quan trọng của Phật giáo Việt Nam với hàng chục ngôi cổ tự trên 300 năm tuổi và hàng trăm đình, chùa, miếu mạo khác, là nơi xuất phát nhiều lễ hội tôn giáo, dân gian, cung đình phong phú và đa dạng...

Thời gian qua, trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, chính vì vậy trong cơ cấu đầu tư vốn đầu tư tập trung cho phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội. Chỉ tính tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực du lịch giai đoạn 2001-2004 là 790 tỉ đồng (gấp 4,7 lần so với giai đoạn 1996-2000), thì năm 2005 tổng nguồn vốn cho du lịch khoảng 600 tỉ đồng. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào và tư nhân đóng góp ngày càng cao, chiếm từ 91%-95% trong tổng nguồn vốn đã đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Hạ tầng du lịch ở Thừa Thiên Huế vài năm trở lại đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch. Một số cơ sở du lịch, nghỉ dưỡng mới được đầu tư đưa vào sử dụng tăng năng lực đón và phục vụ khách, như: khu du lịch Lăng Cô, nước nóng Mỹ An, Tân Mỹ, Thanh Tân, khu du lịch Thiên An, suối Voi, Nhị Hồ, Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được một số thỏa thuận với Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan trong việc hợp tác đầu tư khai thác các tiềm năng, phát triển du lịch. Hiện, Công ty Du lịch Hương Giang đã tổ chức các văn phòng đại diện tại các nước Anh, Đức, Mêhicô để tăng cường hợp tác, thu hút khách quốc tế trực tiếp từ nước ngoài. Cảng Chân Mây đã tổ chức đón và phục vụ 7 chuyến tàu du lịch nước ngoài đến Huế, trong đó có chuyến có tới 1.300 khách. Thừa Thiên- Huế cũng đã đón các tour du lịch từ Thái Lan qua đường 9 (trên hành trình xuyên Á của tuyến hành lang Đông Tây), tạo vận hội mới cho du lịch cất cánh.

Công cuộc trùng tu hệ thống di tích Cố đô Huế đang góp phần phát huy giá trị trong việc đón khách tham quan, nhất là sau giai đoạn Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của thế giới. Từ 1996-2005, Thừa Thiên- Huế đã trùng tu, tôn tạo được hơn 60 di tích của giai đoạn I, với tổng nguồn vốn thực hiện hơn 266 tỉ đồng, trong đó thu từ vé tham quan đầu tư trở lại cho di tích gần 94 tỉ đồng. Các công trình tiêu biểu được trùng tu đưa vào đón khách tham quan, như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Kỳ Đài, Điện Long Ân, Duyệt Thị Đường, Hưng Miếu, Thế Miếu, Khải Định, Minh Mạng, và nhiều công trình kiến trúc khác... Công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã thu hút bạn bè năm châu bốn biển đến với Huế ngày càng nhiều. Riêng doanh thu từ bán vé tham quan các điểm di tích hiện mỗi năm đạt từ 40-45 tỉ đồng.

Qua quá trình phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn phát triển như sau:

- Từ 1975 đến 1989 là giai đoạn hình thành, do điều kiện phát triền chung còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, nhiệm vụ chủ yếu là tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Từ 1990 đến 1996 là giai đoạn phát triển khởi sắc: hạ tầng được nâng cấp, quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới dẫn đến bùng nổ về du lịch quốc tế và thay đổi về cơ cấu khách. Bắt đầu xuất hiện các cơ sở du lịch chất lượng cao, thị trường khách được mở rộng, các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh. Thừa Thiên Huế được khẳng định là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch quan trọng của cả nước.

- Từ 1997 đến nay là giai đoạn ổn định và phát triển có tính bền vững: tốc độ tăng trưởng về khách quốc tế tăng hơn 16%/năm, khách trong nước tăng 14,5%/năm, doanh thu tăng 17-18%/năm...

TT Tiêu chí phân loại Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I Số Khách sạn 86 98 150 156 156 01 Khách sạn Nhà nước 37 48 49 49 49 02 Khách sạn tư nhân 49 50 101 107 107 II Số buồng, phòng (cái) 2.340 2.663 3.356 3.706 4.000 01 Khách sạn Nhà nước 1.365 1.479 1.621 1.816 1.860 02 Khách sạn tư nhân 975 1.184 1.735 1.890 1.940 III Số khách lưu trú 560.330 655.111 610.565 757.720 1.050.050 Khách quốc tế 232.330 275.146 211.060 261.440 369.000

IV Số ngày lưu trú (ngày) 1.076.480 1.275.018 1.184.475 1.493.470 2.080.000

Khách quốc tế 446.080 528.351 442.200 542.970 729.000

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 51 - 54)