V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị với các cơ quan Trung ương
Trong những năm qua du lịch luôn được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng trong chính sách chưa được ưu đãi nhiều, để tương xứng với ngành kinh tế mũi nhọn và nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển “ … sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực…” như Nghị quyết của Đảng đã xác định. Chúng tôi xin kiến nghị, đề xuất một số chính sách sau:
- Cơ chế và chính sách đầu tư: Nhiều năm nay các doanh nghiệp du lịch chưa được đưa vào danh sách ưu tiên ưu đãi đầu tư hỗ trợ phát triển, thông qua quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ. Điều đó buộc doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh phải vay vốn thương mại với lãi suất cao nên khó đầu tư
lâu dài. Đặc biệt cần phải ưu đãi cho các doanh nghiệp đi đầu trong việc khai phá các tuor, tuyến, điểm du lịch mới.
- Về giá cả các dịch vụ: Giá các dịch vụ ngành du lịch phải trả quá cao, ví dụ giá điện, nước sinh hoạt... Giá điện thông thường là 1.045 đ/kWh, thì các doanh nghiệp du lịch Khách sạn phải trả 1.510 đ/kWh. Thêm vào đó, việc tính giá điện được tính vào 3 thời điểm: cao điểm, thấp điểm và giờ thông thường. Thông thường, khách lưu trú tại khách sạn thường sử dụng các dịch vụ vào thời gian từ 16-22h trong ngày trong khi ngành điện lực lại quy định đây là giờ cao điểm và tính giá điện gấp lên 3 lần. Dù có tiết kiệm, các doanh nghiệp du lịch cũng không thể cắt giảm các dịch vụ tối thiểu của khách được, bên cạnh đó nếu vượt quá định mức quy định thì phải chịu phạt với kinh phí cao hơn nhiều. Với mức chi phí điện chiếm khoảng 1/6 doanh thu như hiện nay thì các doanh du lịch khó có thể có nguồn vốn dư thừa để tái đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó kiến nghị với ngành điện lực nên duy trì chính sách một giá như các ngành kinh doanh khác.
Cũng như tình trạng giá điện, mức giá nước thông thường khoảng 3.000 đ/m3, nhưng doanh nghiệp du lịch phải trả 7000 đ/m3. Do vậy, xét về lâu dài Chính phủ nên có chính sách giảm giá nước điện, miễn thị thực visa cho một số thị trường khách trọng điểm... sẽ làm giảm bớt chi phí chung cho các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ... điều này sẽ góp phần thu hút khuyến khích và gia tăng lượng khách du lịch.
- Về chính sách quảng bá xúc tiến du lịch: Hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch đặc biệt là xúc tiến nước ngoài tốn kém rất nhiều kinh phí, trong lúc đó nguồn lực của các doanh nghiệp thì có hạn, cho nên rất khó có thể mở rộng thị trường mới. Vấn đề này đề nghị Tổng cục Du lịch hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam ra nước, ngoài ra Nhà nước nên hỗ trợ các nguồn ngân sách cho các đợt quảng bá tập trung, trong đó phía Nhà nước làm trụ cột còn các doanh nghiệp tuỳ theo khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp để tham gia. Có như vậy mới tạo dựng được hình ảnh Việt Nam trên thế giới nói chung và hình ảnh các khu du lịch, thương hiệu các doanh nghiệp du lịch nói riêng ở khu vực và trên thế giới.
- Hiện nay Nhà nước đã xác định rõ các khu du lịch, cụm du lịch quốc gia, tuy nhiên trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch còn phân tán, giàn trải, có nơi đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có, vì vậy kính đề nghị Chính phủ, Tổng cục Du lịch quan tâm tập trung đầu tư vào những khu du lịch, cụm du lịch đã được xác định là trọng điểm nhằm nhanh chóng phát triển các khu vực này, để tạo động lực trong việc thu hút khách du lịch và làm đòn bẩy trong việc phát triển du lịch các vùng phụ cận.