Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

V. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:

1.3.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

+ Vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh là điều kiện, khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đó chính là việc tối đa hoá lợi ích trên cơ sở chi phí bỏ ra hay là tối thiểu hoá chi phí cho một mục tiêu nhất định nào đó. Thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả, do không tận dụng được lợi thế quy mô, không tận dụng được các thời cơ, cơ hội. Tuy nhiên, thiếu vốn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn gặp phải.

Để giải quyết bài toán này, đứng trên góc độ nhà kinh doanh thì cách thức giải quyết sẽ là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở vốn của doanh nghiệp hiện có.

+ Nghệ thuật điều hành và quản lý doanh nghiệp:

Ngoài việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ phục vụ khách của doanh nghiệp, người điều hành và quản lý doanh nghiệp còn có một trách nhiệm nặng nề là làm sao đạt được công suất tối đa của các loại hình mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, người điều hành và quản lý doanh nghiệp không những phải đảm bảo sự vận hành hoàn hảo các công việc phục vụ khách mà còn phải thường xuyên nắm bắt được các yêu cầu thị hiếu của khách về từng chủng loại dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, nắm bắt được xu thế diễn biến của thị trường khách du lịch trong thời gian sắp đến, để từ đó đưa ra những định hướng và biện pháp kinh doanh thích hợp, vạch ra chiến lược kinh doanh đúng đắn nhằm đáp ứng kịp thời những xu hướng mới của thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Chính sách kinh doanh của doanh nghiệp:

Mỗi một doanh nghiệp đều có những chính sách kinh doanh riêng của mình. Dựa trên mỗi chính sách cụ thể, người ta định giá cho từng loại dịch vụ khách khác nhau và theo từng đối tượng khách khác nhau. Có những doanh nghiệp du lịch rất chú ý đến những nguồn khách nhất định (theo quốc tịch, khu vực...) hoặc cơ cấu khách (quốc tế hay nội địa, dài hạn hay ngắn hạn, thương mại hay du lịch...)

Trong kinh doanh du lịch phải chú ý nghiên cứu kỹ các vấn đề nhân tố trên, để có những phương án tận dụng các điều kiện thuận lợi, hạn chế những khó khăn, bất lợi do các nhân tố này mang đến nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh ngày một cao hơn.

+ Mạng lưới kinh doanh:

Trong kinh doanh du lịch, mạng lưới kinh doanh là cách thức để bán được hàng, mở rộng mạng lưới kinh doanh cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường, khai thác các nguồn khách, tăng doanh số bán và lợi nhuận. Mạng lưới kinh doanh phù hợp sẽ cho phép doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.

+ Nghệ thuật kinh doanh:

Nghệ thuật kinh doanh là cách thức sử dụng có hiệu quả các phương pháp, tiềm năng, cơ hội và kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được mục đích đề ra của doanh nghiệp.

+ Chất lượng và giá cả dịch vụ:

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, trong kinh doanh du lịch chất lượng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của du khách luôn đặt lên hàng đầu. Giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, doanh nghiệp nào có chất lượng tốt sẽ có khả năng cạnh tranh cao, chất lượng không chỉ làm hài lòng cho khách trong hiện tại, mà còn tạo nên uy tín cho doanh nghiệp trong tương lai.

Giá cả dịch vụ của doanh nghiệp du lịch cũng luôn phải được quan tâm đúng mức, sự tồn tại của doanh nghiệp chỉ khi doanh nghiệp có giá cả hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ và các doanh nghiệp cạnh tranh. Giá cả dịch vụ thể hiện lên chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và giá cả cạnh tranh của ngành, của khu vực trong mối tương quan giữa cung - cầu về sản phẩm và dịch vụ đó.

+ Quy mô thứ hạng của cơ sở lưu trú trong doanh nghiệp du lịch:

Vị trí của cơ sở lưu trú quyết định đến loại, hạng của cơ sở lưu trú, đồng thời quyết định đến thị trường mục tiêu. Thông thường vị trí của cơ sở lưu trú tốt còn tạo ra khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến giá cả, cơ cấu chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)