V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543
e. Giải pháp đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch
Thừa Thiên Huế là tỉnh có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch, ngoài hai di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thì Thừa Thiên Huế còn có hàng trăm Chùa chiền, miếu mạo, di tích lịch sử văn hóa khác, các loại hình lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, bên cạnh đó còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, có bờ biển dài, trong đó Lăng Cô được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất nước ... Chính vì vậy, một trong những giải pháp để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian đến là cần đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, để thực hiện được mục tiêu đó nếu chỉ có một tổ chức, cá nhân thì khó có thể thực hiện được, điều này đòi hỏi phải thực hiện xã hội hóa trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, khôi phục các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống... phục vụ phát triển du lịch. Phối hợp các ngành và địa phương liên quan xây dựng và triển khai đề án khôi phục, phát triển các làng nghề, hình thành tại đây các điểm tham quan du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công mỹ nghề truyền thống. Thuận lợi của các làng nghề là thường nằm gần các trục giao thông chính, cả đường bộ lẫn đường sông, đặc điểm này đã hình thành từ xưa, giúp các làng nghề có thể chuyển hàng đi các nơi khác tiêu thụ, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch. Bên cạnh đó, sự phát triển của các làng nghề giúp cho ngành du lịch quảng bá, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Nếu du lịch làng nghề được tổ chức tốt, đáp ứng các nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, thậm chí trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tự làm ra các sản phẩm độc đáo theo ý mình của du khách, các làng nghề chắc chắn sẽ là điểm dừng chân thú vị và hấp dẫn cho du khách.
hạng nhất của cả nước, nơi đây còn hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển thành khu du lịch tổng hợp như: biển, núi rừng, đầm, đảo, sông suối .... Ngoài ra tại đây còn có một làng chài ven biển, đây là một làng nghề truyền thống của cư dân nơi đây. Để phát huy lợi thế của khu vực này, thì việc hình thành các loại hình du lịch sinh thái, thể thao trên biển, thể thao trên đầm, khám phá đảo Sơn Chà, du lịch nghĩ dưỡng ... Chúng ta còn có thể khôi phục làng chài truyền thống để du khách có thể được tham quan và tham gia các hoạt động truyền thống với cư dân sở tại. Nếu phát huy tốt các loại hình du lịch trên sẽ tạo cho du khách một cảm giác trở về với cội nguồn bên cạnh một bãi biển đẹp và làng quê thanh bình ven biển.
4.2.2.2. Những giải pháp từ phía các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô
a.Giải pháp cũng cố tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực a1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp
Qua phân tích thực trạng về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp tại Khu du lịch Lăng Cô, chúng ta nhận thấy các doanh nghệp ở đây chủ yếu hình thành các bộ phận trực tuyến với các nhiệm vụ cụ thể và người quản lý doanh nghiệp trực tiếp điều hành các bộ phận này, với mô hình này có ưu điểm sau:
- Giám đốc doanh nghiệp sẽ trực tiếp quản lý chặt chẽ được tòan bộ các bộ phận trong doanh nghiệp.
- Không có cán bộ quản lý trung gian, điều này sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý và nhân lực.
- Mô hình đơn giản, thuận lợi trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, nghĩa là Giám đốc quyết định mọi vấn đề trong quá trình kinh doanh của mình.
Bên những ưu điểm đó với mô hình này vẫn còn rất nhiều tồn tại, đó là: - Giám đốc doanh nghiệp sẽ rất bận rộn để giải quyết tất cả mọi vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc của Giám đốc,mất nhiều thời gian cho công việc sự vụ, làm cho Giám đốc ít có thời gian để thực hiện các công việc mang tính chiến lược của doanh nghiệp.
- Không có bộ phận chức năng để thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chiến lược của doanh nghiệp và quản lý nhân viên ở cấp trung gian.
- Với mô hình này sẽ làm cho cán bộ, nhân viên hạn chế tính sáng tạo và trách nhiệm trong quá trình làm việc.
- Mô hình này chỉ phù hợp đối với các doanh nghiệp tư nhân, điều hành theo kiểu gia đình. Phục vụ cho nhu cầu trước mắt, chưa có tính chiến lược phục vụ cho sự phát triển lâu dài.
Với những đặc điểm trên, vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần phải chú trọng hiện nay là hòan thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Gám đốc doanh nghiệp, đồng thời nhằm phát huy vai trò tập thể, tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải hòan thiện cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững trong thời gian đến.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong việc quản lý các doanh nghiệp du lịch và căn cứ vào sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng, xu hướng và quy mô phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp cần phải hòan thiện theo hướng sau (Sơ đồ 8):
Trong mô hình dưới các phòng có Trưởng phòng, các bộ phận có Trưởng bộ phận, Trưởng phòng là cấp quản lý trung gian của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động trong phạm vi quản lý của đơn vị mình. Các phòng có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:
* Phòng Kế hoạch-Kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm họach định thị trường, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và xử lý thông tin về thị trường, tham mưu cho Giám đốc xử lý các vấn đề liên quan đến thị trường của doanh nghiệp.
Sơ đồ 8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của các Công ty
- Bán các dịch vụ hội nghị và tiệc của khách sạn, đàm phán các mức chiết khấu, khuyết trương khách sạn.
- Xây dựng, sử dụng và quản lý Website của doanh nghiệp, tiếp nhận xử lý các thông tin liên quan về pháp luật, thị trường, môi trường kinh doanh ... thực hiện các chương trình quảng cáo, nghiên cứu và phát triển các mặt hàng kinh doanh và thị trường của doanh nghiệp.
* Phòng Dịch vụ: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Bộ phận sảnh và đối ngoại: Có các chức năng, nhiệm vụ sau: Đăng ký đặt phòng. GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÒNG DỊCH VỤ KẾ TÓANPHÒNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Bộ phận sảnh và đối ngoại Bộ phận buồng Bộ phậnnhà hàng Bộ phận dịch vụ khác
Thông tin liên lạc Dịch vụ thu ngân
- Bộ phận quản lý phòng: Có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Quản lý toàn diện các phòng và trang thiết bị trong các phòng của khách sạn. Quản lý và vệ sinh các phòng, hành lang và các nơi công cộng của khách sạn. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách trong phạm vi quản lý.
- Bộ phận quản lý nhà hàng: Có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Bộ phận này được chia làm hai mảng: Bếp và nhà hàng phục vụ các nhu cầu của khách lưu trú và các dịch vụ khác tại nhà hàng.
- Bộ phận quản lý dịch vụ: Có các chức năng, nhiệm vụ sau: Quản lý các dịch vụ khác trong khách sạn.
* Phòng Kế toán: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, tạo ra ngân quỹ, quản lý các yêu cầu tín dụng, thực hiện hạch toán và kế toán, quản lý tiền lương.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định. Theo dõi tài sản của doanh nghiệp.
* Phòng Hành chính-Nhân sự: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
- Lập kế họach tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển của công ty.
- Quản lý và tư vấn về chính sách tiền lương, bảo hiểm, bảo trợ khác ... - Quản lý an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp.
a2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp
Trong kinh doanh khách sạn, yếu tố con người được coi là điều kiện quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải chuẩn hóa công tác nhân sự nhằm đáp ứng tốt từng loại dịch vụ trong doanh nghiệp và xây dựng thủ tục quy trình hợp lý nhất đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, phát triển nguồn nhân lực là điều kiện rất cần thiết để góp phần tạo ra nhiều doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đào tạo người lao động một cách có hệ thống là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ: Yếu tố người lao động ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, do vậy khi xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ mà không quan tâm đến yếu tố con người thì không có được dịch vụ mong muốn. Do vậy công tác tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, chế độ thưởng phạt nghiêm minh sẽ góp phần tạo nên chất lượng dịch vụ tốt.
Do yêu cầu đòi hỏi về cả nghiệp vụ và ngoại ngữ đối với nhân viên. Đây là vấn đề tương đối khó đối với Công ty hiện nay vì thường nhân viên giỏi nghiệp vụ thì lại không giỏi ngoại ngữ và ngược lại. Do vậy, trước mắt Công ty nên tiến hành tuyển chọn theo tiêu thức ưu tiên trình độ ngoại ngữ trước và đào tạo nghiệp vụ sau, tiến hành theo phương thức đào tạo tại chỗ, trừ những vị trí nhân viên cao cấp.
Đội ngũ lao động phải được đào tạo theo đúng nghề, bố trí đúng công việc. Đặc biệt đội ngũ thực hành nghề trực tiếp phục vụ khách cần được đào tạo cơ bản về thái độ cũng như phong cách phục vụ, kỹ thuật phục vụ, nhằm tạo ra chất lượng phục vụ tốt.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo về quản lý và chuyên ngành giúp cho nhân viên cập nhật thông tin và nâng cao nghiệp vụ.
Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong khách sạn bằng cách đào tạo mới và đào tạo lại về quản lý và chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đang công tác, cập nhật thông tin để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.
Thường xuyên tổ chức đánh giá, xếp loại nhân viên một cách nghiêm túc, nhằm tạo động cơ phấn đấu của nhân viên trong doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ.