Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 126 - 130)

V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543

d. Tăng cường hợp tác quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du

nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; tạo thêm việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo; mở rộng diện ký và thực hiện tốt hiệp định hợp tác du lịch song phương và tham gia hiệu quả vào các tổ chức du lịch quốc tế. Xây dựng tiềm lực nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch. Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội (trong đó đến năm 2005 tạo 22 vạn việc làm trực tiếp trong ngành du lịch, đến năm 2010 tạo 35 vạn việc làm trực tiếp. Nhân

tố trên, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng là tiền đề quan trọng để đề ra định hướng phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

4.2.1.2. Những định hướng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế

Theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của UBND tỉnh giai đoạn 2006-2010, Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong sáu chương trình trọng điểm của tỉnh. Theo đó cơ cấu kinh tế cũng đã được xác định chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp, trong đó cơ cấu các ngành dịch vụ chiếm từ 44-45%. Giai đoạn 2006-2010, ngành du lịch phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 25-30%/năm; lượt khách du lịch tăng từ 15-17%, từ 1 triệu lượt/năm hiện nay lên 2-2,5 triệu lượt/năm vào năm 2010, trong đó có khoảng 1 triệu khách du lịch quốc tế; doanh thu tăng bình quân 20%/năm; thu nhập xã hội từ du lịch gấp 1,5 lần và thời gian lưu trú bình quân đạt trên 2 ngày; chiếm 6-7% trong GDP của tỉnh.

Bảng 19: Một số chỉ tiêu chính của ngành du lịch giai đoạn 2006-2010

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tăng BQ/năm (%) 01 Lượt khách + Quốc tế + Nội địa nghìn khách “ “ 1.260 450 790 1.470 550 920 1.760 670 1.090 2.080 810 1.270 2.500 1.000 1.500 119 122 117 02 Doanh thu tỷ đồng 718 940 1.250 1.620 2.150 132

03 Số cơ sở lưu trú cơ sở 147 155 165 185 210 109

04 Số phòng phòng 4.490 5.340 6.350 7.550 8.980 119

(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)

Các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế khẳng định, Huế phải “luôn luôn mới” mới, hấp dẫn và thu hút được du khách. Lâu nay, du lịch Thừa Thiên Huế thực sự vẫn thiếu “sân chơi”. Ngoài du lịch tham quan

phong cảnh, mấy lăng mộ nhà vua, nhà chùa, nghe ca Huế trên sông là đáng được lưu tâm, nhưng chỉ cần ngồi trên ô tô, dạo quanh một vòng là hết. Theo kết quả điều tra, thị phần du lịch của địa phương so với cả nước chỉ chiếm khoảng 3,58% khách nội địa và khoảng 8,5% khách nước ngoài. Số ngày khách lưu trú trên địa bàn cũng chỉ đạt 1,98 ngày/lượt khách, rất thấp so với các địa phương khác trong cả nước. Khắc phục tình trạng nêu trên, mấy năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, mở rộng thị trường du lịch để khai thác các tiềm năng về văn hóa của vùng đất Cố đô. Tỉnh tổ chức thành công 4 kỳ Festival và đang hoàn thành đề án xây dựng Thành phố Huế là Thành phố Festival của Việt Nam, các hoạt động trên cũng không ngoài mục đích giao lưu và hội nhập văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch. Qua các kỳ Festival vừa qua, tỉnh đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống: Nhà nước, doanh nghiệp và tư nhân cùng tham gia vào thị trường, làm cho hoạt động du lịch trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trước kỳ Festival 2006 tỉnh chuẩn bị mở thêm 5 tuyến du lịch mới: Khám phá đầm phá Tam Giang, tham quan thượng thành Huế, chứng tích tội ác Chín Hầm, du lịch cộng đồng ở Nam Đông, tham quan di tích lịch sử và đường mòn Hồ Chí Minh qua A Lưới. Tổ chức hỗ trợ du lịch Thái Lan cũng vừa hỗ trợ cho thành phố Huế 500.000 USD để quy hoạch phát triển du lịch thành phố Huế đến năm 2010; trong đó chú ý khai thác các cụm du lịch khu trung tâm thành phố, khai thác hợp lý du lịch ở 2 bờ sông Hương, Cồn Hến, phát triển các làng nghề, phố ẩm thực, phố đêm để thu hút du khách. Với chiều dài hơn 120 km bờ biển, với nhiều bãi tắm đẹp, Thừa Thiên Huế đang hướng tới khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch.

Hiện tòan tỉnh có 135 cơ sở lưu trú với 4.000 phòng và 7.800 giường; trong đó có 33 cơ sở được công nhận hạng từ 1 đến 4 sao, chiếm tỷ lệ 24,4% và có 78,2 cơ sở đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế.Một số khách sạn từ 4-5 sao như: Hùng Vương, Tân Hoàng Cung, Huế Xanh với khoảng 523 phòng đang được gấp rút hòan thành. Năm 2006, ngành du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch ở mức 25-30%, tòan ngành đón và phục vụ 1,26

Festival Huế sẽ diễn ra vào tháng 6 , bên cạnh việc nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm một số loại hình du lịch sinh thái, du lịch đồng quê, phục hồi lễ hội dân gian; xây dựng và phát triển đề án sắp xếp tổ chức lại các dịch vụ du lịch trên sông Hương, cải tiến mẫu mã thuyền du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ ca Huế và đa dạng hóa các hoạt động vui chơi giải trí. Đặc biệt, ngành đang đôn đốc các doanh nghiệp du lịch đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình du lịch trọng điểm nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách, đặc biệt là trong dịp Festival Huế 2006.

4.2.1.3. Định hướng phát triển du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô

Nằm trên địa bàn của huyện Phú Lộc, nơi có một số di tích mang đạm dấu ấn lịch sử, văn hóa của đất nước và địa phương, có giá trị du lịch nhân văn rất lớn như Chùa Thánh Duyên, Hải Vân Quan, đường mòn Hồ Chí Minh, làng dân tộc Vân Kiều và một số đình miếu với những lễ hội truyền thống thể hiện những nét độc đáo của phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Những di tích này cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên như: Đèo Hải Vân, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã ... tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngòai nước. Hướng phát triển du lịch của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô tập trung vào:

Phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch tự nhiên cùng tài nguyên du lịch nhân văn (các di tích lịch sử, văn hóa), đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế cơ bản của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng cô với du lịch Thừa Thiên Huế và du lịch miền Trung, hòa nhập với du lịch khu vực trong khu du lịch trọng điểm quốc gia Cảnh Dương-Lăng Cô-Hải Vân-Non Nước.

Phát triển đa dạng các lọai hình du lịch nhằm khai thác tổng hợp các tiềm năng thê mạnh về du lịch. Phát triển du lịch hợp lý, hiệu quả, đồng thời gắn kết với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

Với những lợi thế đó tại đây có thể phát triển các loại hình du lịch sau: - Du lịch nghỉ dưỡng: Các khu nghĩa dưỡng.

- Du lịch biển: Nghỉ mát biển, thể thao trên biển, khảo sát sinh vật biển. - Du lịch leo núi: Các hoạt động thể thao mạo hiểm như leo núi, tàu lượn... - Du lịch vui chơi giải trí: Sân golf, trung tâm du lịch sinh thái.

- Du lịch công vụ: Hội nghị, hội thảo, nhà đầu tư, tư vấn giao dịch, làm việc tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô.

- Du lịch sinh thái: Tham gia các hoạt động sinh thái tại Lăng Cô-Bạch Mã-Cảnh Dương-Hải Vân.

Tiếp tục nâng cấp và xây dựng theo quy hoạch các cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, cung cấp nước, phát triển khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, các khu vui chơi giải trí phong phú, phát triển các loại hình dịch vụ như nhà hàng, bán hàng lưu niệm, hoạt động thể thao, bảo tàng sinh vật biển ... nhằm hấp dẫn và thu hút du khách, đặc biệt khách quốc tế để đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tạo môi trường tốt để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngòai, liên doanh liên kết, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư phát triển du lịch, tôn tạo và xây dựng các công trình du lịch.

Không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, ý thức phục vụ, văn hóa giao tiếp nhằm gây ấn tượng tốt cho du khách. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch nhằm đem lại công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tuyên truyền ý thức bảo vệ các tài nguyên du lịch không bị khai thác bừa bãi.

Bảng 20: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch tại Khu Du lịch Lăng Cô Giai đoạn 2006-2010

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w