Khí hậu và thủy văn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 61)

V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543

02 Doanh thu bán hàng 21.200 9.654 8.980 9.570

2.1.1.2. Khí hậu và thủy văn

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô nằm trong khu vực tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Bắc- Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, quanh năm chịu tác động, chi phối của 2 trường gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 2 đến tháng 7. Nhiệt độ trung bình là 25,2 độ C. Trong các tháng, mùa đông, nhiệt độ không khí trung bình 20-25 độ C, trong các tháng mùa hè từ 26,1 độ C đến 29,3 độ C. Tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 12. Tổng tích ôn hàng năm là 8.500-8000 độ C. Lượng mưa lớn, dao động trung bình từ 1.900 đến 3.200 mm/năm.

Về thủy triều: khu vực vùng Chân Mây có chế độ bán nhật triều, mực nước thủy triều trung bình là 0m, cực đại 1,26m, cực tiểu –0.72,.

- Tài nguyên nước và thủy văn:

Vịnh Chân Mây là vùng tương đối lặn sóng, theo sơ đồ dòng chảy ven bờ do các trường gió tạo nên một vùng nước quẩn ít thuận lợi cho việc pha loãng nước thải và vận chuyển nước thải ra ngoài khơi một khi xây dựng cảng và các khu công nghiệp tập trung tại đây. Do đó để bảo vệ môi trường nước trong khu vực cần được phải xử lý nước thải triệt để trước khi xả vào vùng vịnh.

Dòng chảy vùng vịnh Chân Mây: Tốc độ dòng chảy ngoài khơi trong mùa đông 25-75 cm/s, trong mùa hè 45-75 cm/s.

Đặc trưng sóng: Vùng vịnh Chân Mây tương đối lặng sóng. Độ cao sóng gió trong vòng 10 hải lý ven bờ vào mùa hè là 0,5m, vào mùa Đông là 1m. Độ cao song lừng trong vòng 10 hải lý ven bờ vào mùa hè là 2,3m, vào mùa đông là 2,2m.

Theo tài liệu kiểm nghiệm nước, các đặc trưng lý hoá của nước biển bao gồm độ muối, nhiệt độ, độ đục và thành phần hoá học của nước biển tại thời điểm chân triều và đỉnh triều, kết quả cho thấy giá trị khác nhau không lớn. Độ pH bình thường, độ ăn mòn CO2 không lớn (5,70). Nước biển sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm.

Sông Chu mới bắt nguồn từ các dãy núi cao phía Nam quốc lộ 1A, cửa sông đổ ra vịnh Chân Mây giáp mũi Chân Mây Đông.

Sông Bulu, cũng bắt nguồn từ các dãy núi cao Nam quốc lộ 1A, sau khi chảy qua quốc lộ 1A, đổ ra vịnh Chân Mây, cửa sông giáp mũi Chân Mây Tây. Hai con sông này là những sông nhỏ, chưa có tài liệu đo đạc thủy văn.

Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và nước của hệ thống các sông suối, hồ đầm cung cấp. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Mùa mưa lượng mưa quá tập trung và lại trùng với mùa lũ. Ngược lại mùa khô lượng mưa ít nên canh tác nông nghiệp không thể nhờ vào nước ở hồ truồi. Các sông ở vùng hạ lưu luôn bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nước vào sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế.

Nước ngầm: Qua khảo sát, thăm dò sơ bộ, nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và có chất lượng tốt có thể đáp ứng được yêu cầu cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Riêng khu vực các xã ven Lăng Cô nguồn nước ngầm có chất lượng kém hơn vì thường bị nhiễm mặn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 59 - 61)