Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)

V. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:

1.3.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Môi trường kinh doanh quốc gia:

+ Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội:

Môi trường chính trị là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng đến du lịch, nền chính trị của một quốc gia, một khu vực ổn định sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó tình hình ổn định ngày một lớn trên thế giới, làm cho các dân tộc muốn tìm hiểu nhau, muốn xích lại gần nhau hơn.

Thu nhập nói chung của các cá nhân và gia đình tăng vì thu nhập quốc gia tăng trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, sẽ tạo điều kiện cho đa số dân cư có khả năng đi du lịch để giải trí, chăm sóc sức khoẻ, giao lưu văn hoá... Đối với Việt Nam, theo Strait Time, dự kiến đến năm 2010, GDP đầu người sẽ vào khoảng 4.340 USD, hiện nay còn thấp dưới 1000 USD, thế nhưng nhu cầu du lịch trong dân cư ngày càng tăng, đó là những tín hiệu đáng quan tâm của các doanh nghiệp du lịch.

Các giá trị xã hội của các cộng đồng đa dạng, phong phú màu sắc trên thế giới là những cực nam châm lôi cuốn người ta đi du lịch, nhất là du lịch văn hoá, lễ hội...

+ Tài nguyên du lịch:

Tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của du khách được ngành du lịch tận dụng và từ đó sinh ra lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội thì đều gọi là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được coi là yếu tố sản xuất trong kinh doanh du lịch. Sự phân bố và sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch chi phối tính chất, quy mô, cấp hạng và hiệu quả kinh doanh du lịch. Một doanh nghiệp du lịch có các cơ sở dịch vụ có vị trí thuận lợi nằm ở địa điểm giàu tài nguyên du lịch sẽ là những lợi thế cơ bản để phát huy tốt hiệu quả kinh doanh, trên cơ sở đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm cách khai thác chúng dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

+ Nguồn khách:

Trong kinh doanh du lịch, nguồn khách đóng vai trò "cần" của du lịch. Cho nên doanh nghiệp cần phải nắm được xu thế vận động của nguồn khách, khả năng và số lượng, khách đến các điểm du lịch và mục đích đi du lịch của khách. Khi nghiên cứu về nguồn khách, chúng ta cần phải giải đáp hàng loạt câu hỏi như sau: Khách du lịch là ai? Họ từ đâu tới? Họ cần gì? Họ thích gì và cần gì ở khách sạn của mình?

Việc xác định nguồn khách có tác động rất lớn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng thị hiếu tốt nhất của du khách,

từ đó doanh nghiệp mới có thể phát huy tốt mọi tiềm năng sẵn có để kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

+ Đường lối, chính sách phát triển du lịch của mỗi quốc gia:

Đường lối, chính sách này chủ yếu thể hiện thông qua hệ thống thuế và các điều luật, chính sách khuyến khích hay ngăn cấm trong hoạt động kinh doanh du lịch, nó tác động gián tiếp đến giá cả các dịch vụ du lịch. Đây là vấn đề quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, nó có thể là nhân tố giản cầu hay kích cầu về du lịch. Hiệp định về du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc, sự thông thoáng trong quy chế 229 của Chính phủ về việc đưa đón khách du lịch Trung Quốc bằng thẻ tín dụng và bãi bỏ visa du lịch của một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, đã làm tăng lượng khách du lịch từ các nước đó đến Việt Nam.

+ Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch:

Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, số lượng các doanh nghiệp du lịch phát triển ngày càng nhiều trong các năm gần đây. Điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng phải cạnh tranh gay gắt. Trong ưu thế đó hoạt động kinh doanh du lịch muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp du lịch ngày càng phải tự hoàn thiện mình và nâng cao chất lượng dịch vụ, ngoài ra phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình, mới có thể cạnh tranh một cách lành mạnh trong điều kiện hiện nay.

+ Mùa du lịch:

Do đặc điểm của khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể chia ra thành hai mùa chính, đó là:

Mùa du lịch khách quốc tế: Thường là vào các tháng 10,11,12,1,2,3,4 trong năm, trong những tháng này thời tiết mát và khá lạnh đối với người Việt Nam nhưng lại là thời tiết lý tưởng đối với khách du lịch nước ngoài, nên trong thời gian này khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam rất đông và chủ yếu.

Mùa du lịch khách nội địa: Thường là vào các tháng còn lại trong năm, đó là đặc điểm thời tiết nóng và mưa phùn nên lượng khách quốc tế không cao, mà chủ yếu là khách du lịch nội địa.

Nhìn chung có sự thay đổi căn bản về loại hình du lịch theo các mùa trong năm, du lịch tôn giáo tập trung vào mùa xuân, du lịch tham quan tập trung vào mùa đông, xuân, du lịch công vụ thì diễn ra quanh năm.

+ Hoạt động hợp tác, liên doanh liên kết kinh tế:

Liên kết, liên doanh là một trong những điều kiện để giải quyết khó khăn về vốn, về trang thiết bị và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý du lịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hợp tác kinh tế tạo điều kiện để khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên du lịch, chống phá giá trong những thời kỳ khó khăn hoặc trong mùa vụ thấp nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

b. Môi trường kinh doanh quốc tế:

Môi trường kinh doanh quốc tế và sự biến động của nó cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như các biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế trở nên thuận lợi sẽ mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh du lịch đã khẳng định rằng tình hình an ninh chính trị, xã hội là yếu tố hết sức quan trọng thuộc về môi trường vĩ mô, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch. Sự bất ổn về chính trị, xã hội sẽ đồng nghĩa với sự xáo trộn trong kinh doanh du lịch. Theo nhà xã hội học người Mỹ Maslow thì nhu cầu "được an toàn" là nhu cầu rất quan trọng, nó chỉ đứng sau "nhu cầu sinh lý". Qua sơ đồ của Maslow (hình dưới) có thể lý giải được vai trò to lớn của tình hình an ninh chính trị, xã hội đối với hoạt động du lịch, điều này giúp cho việc phân tích tâm lý du khách và dự báo sự dịch chuyển của cầu du lịch.

Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu tự thể hiện mình

Sơ đồ 1: Sơ đồ Maslow

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 37)