I. KIẾN NGHỊ CHUNG VỀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch của pháp luật bảo vệ môi trường
luật bảo vệ môi trường
1.1. Xác định vị trí của Luật Bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật
Pháp luật môi trường là một hệ thống đồ sộ các văn bản quy phạm pháp luật rất khác biệt về thời điểm ban hành; về hình thức văn bản và thứ bậc hiệu lực pháp lý (từ các quy định trong Hiến pháp đến các luật, bộ luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành luật như nghị định, nghị quyết của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp ban hành theo thẩm quyền...). Đặc biệt, đó là sự khác biệt, đa dạng về phạm vi và nội dung điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật môi trường. Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường điều chỉnh bằng các phương pháp khác nhau đối với các mối quan hệ xã hội có đặc trưng rất khác nhau nhưng có chung đối tượng tác động là môi trường như: quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự- kinh tế, quan hệ pháp luật hình sự.
Việc nghiên cứu làm rõ vị trí của Luật Bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật và xử lý mối quan hệ giữa đạo luật này với các đạo luật có liên quan trong đó có các đạo luật về tài nguyên (Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản...) và các đạo luật có liên quan khác (chẳng hạn như Bộ luật
dân sự, Luật Doanh nghiệp v.v.) là rất cần thiết. Ngoài ra cần có nguyên tắc xác định v ăn bản được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có quy định khác nhau. Nhóm nghiên cứu đề xuất:
- Mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường với các đạo luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên, các thành tố của môi trường (như Luật tài nguyên nước, luật khoáng sản, luật dầu khí, luật đất đai, luật bảo vệ rừng...) thì các chế định của Luật bảo vệ môi trường thường giữ vai trò là chế định chung, còn các chế định của đạo luật về khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển các nguồn tài nguyên, các thành tố của môi trường là các chế định luật chuyên ngành trong vấn đề bảo vệ môi trường và các luật này được ưu tiên áp dụng so với Luật bảo vệ môi trường.
- Trong mối quan hệ giữa Luật bảo vệ môi trường với các đạo luật khác (như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật doanh nghiệp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước...) thì các chế định về bảo vệ môi trường của các đạo luật này là các chế định chung, còn Luật bảo vệ môi trường (các chế định của luật môi trường) là các chế định chuyên ngành và được ưu tiên áp dụng so với các chế định về bảo vệ môi trường của các luật nêu trên.
- Trong mối quan hệ giữa luật bảo vệ môi trường trong nước với luật pháp quốc tế thì các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ là một bộ phận của khung pháp luật môi trường Việt Nam và các điều ước này luôn được tôn trọng và ưu tiên thực hiện.
1.2. Cần có các quy định đảm bảo tính công khai minh bạch của pháp luật để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường luật để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
Các quy định tại Điều 23, Điều 49, Điều 61, Điều 93, Điều 104 và điều 10533về trách nhiệm công khai của các cơ quan tổ chức cần được hướng dẫn cụ
33+ niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát của chủ dự án; về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát của chủ dự án; + công khai hóa quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
+ công khai thông tin các nguồn thải ra sông;
+ công khai hóa kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường;
+ công khai hóa các thông tin, dữ liệu về môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; báo cáo hiện trạng môi trường v.v.,
thể về phương thức công khai (địa điểm công khai, dưới hình thức công khai, tự nguyện thôn tin hay thông tin cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội theo yêu cầu), thời điểm công khai, khoảng thời gian công khai… Bên cạnh đó, Điều 105 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cần được quy định cụ thể hơn cơ chế đối thoại các vấn đề về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường với các chủ thể có yêu cầu (cách thức tổ chức buổi đối thoại, thời hạn gửi văn bản trao đổi, thành phần của cơ quan chủ trì đối thoại – đối thoại trước 1 đại diện hay trước 1 hội đồng v.v.).
1.3. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và cân đối giữa các quy định về khai thác/sử dụng môi trường với các quy định bảo vệ và phát triển môi trường khai thác/sử dụng môi trường với các quy định bảo vệ và phát triển môi trường
- Cần đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ở cả 3 phương diện: (i) phòng ngừa, hạn chế tác động xấu, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường; (ii) kiểm soát và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là các thành tố của môi trường; (iii) xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường. Pháp luật vệ bảo vệ môi trường cần quan tâm hơn nữa đến việc khắc phục tình trạng dung lượng quy phạm điều chỉnh việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá nhiều; các quy phạm về bảo vệ, phòng ngừa, cải thiện môi trường, các vấn đề liên quan tới môi trường sinh thái chưa có dung lượng thích đáng.
- Quan điểm phát triển bền vững cần được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán qua hệ thống chính sách và các công cụ điều tiết của Nhà nước. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững cần được thiết lập rõ ràng và có hiệu lực. Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường cần được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau.
1.4. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch trong các quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trường quy định pháp luật về tiêu chuẩn môi trường
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải khẩn trương xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn môi trường còn thiếu đồng thời rà soát để điều chỉnh các tiêu chuẩn môi trường đã có nhưng không còn phù hợp.
- Liên quan đến nguyên tắc thống nhất, phù hợp giữa tiêu chuẩn môi trường quốc gia với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng cần lưu ý đến vấn đề sau. Đối với những tiêu chuẩn môi trường được pháp luật quốc tế quy định “cứng”, không cho phép có xê dịch thì đương nhiên việc phải tuân thủ tuyệt đối là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, rất nhiều chuẩn mực môi trường được quy định “mềm”, đặc biệt là trong các văn kiện của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Theo quy định của các Hiệp định của WTO, các quốc gia có quyền quy định các chuẩn mực môi trường chặt chẽ hơn chuẩn quốc tế nếu có thể lý giải cho các chuẩn mực đó, đồng thời đảm bảo thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử. Điều này cũng có thể hiểu từ một góc độ khác là: các quốc gia đặt ra tiêu chuẩn môi trường thấp sẽ sản xuất ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn môi trường ở các quốc gia có tiêu chuẩn môi trường cao hơn và do đó, không thể bán sản phẩm tại các nước đó. Sức ép này buộc Việt Nam phải cân nhắc kỹ càng khi đưa ra các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan tới việc sản xuất, chế biến các sản phẩm thương mại dành cho xuất khẩu.
- Các tiêu chuẩn môi trường cần được tập hợp, hệ thống hoá và công bố rộng rãi để mọi cá nhân, tổ chức có thể tiếp cận được. Việc xây dựng một Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn môi trường là giải pháp cần thiết và hữu hiệu để nâng cao tính công khai, minh bạch của việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Trong Cơ sở dữ liệu đó không chỉ có các dữ liệu về tiêu chuẩn môi trường được sắp xếp khoa học theo các tiêu chí, chỉ dẫn dễ hiểu, dễ tra cứu mà cần có cả những thông tin liên quan đến việc áp dụng và xử lý vi phạm tiêu chuẩn môi trường theo khu vực, miền, ngành....
1.5. Xác lập và thực thi cơ chế pháp lý đảm bảo kích thích và hài hoà lợi ích cũng như trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình ích cũng như trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường theo quan điểm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nhà nước không chỉ tham gia vào các quan hệ hành chính để điều chỉnh các vấn đề môi trường mà Nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ dân sự- kinh tế giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức cũng như giữa các cá nhân, tổ chức với nhau theo quan điểm bảo vệ môi trường là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức, của nhà nước và của toàn xã hội. Trong các quan hệ bảo vệ môi trường theo chiều ngang đó, phương pháp điều chỉnh chủ yếu là sự thoả thuận bình đẳng nhằm đạt được sự hài hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Việc xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế pháp lý nhằm kích thích sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân đến các lợi ích kinh tế gắn với trách nhiệm thực thi các nghĩa vụ bảo vệ môi trường là nhu cầu khách quan, tất yếu đặt ra từ thực tiễn phát triển kinh tế thị trường trong một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân