Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 138 - 140)

- Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ mô

9.Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

- Xây dựng và ban hành mới Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; Nghị định về Phí bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn.

- Cần có quy định về nguyên tắc, hệ tiêu chí để phân khu chức năng của các hoạt động công nghiệp trên quan điểm bảo vệ môi trường không khí. Cụ thể là bố trí các khu công nghiệp, các nhà máy trong đô thị hợp lý, bảo vệ các khu vực có tính nhạy cảm đối với môi trường không khí như khu đông dân cư, các khu rừng nguyên sinh...

- Bổ sung một số quy định về đánh giá hiện trạng và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí thông qua hệ thống quan trắc môi trường.

+ Ban hành quy chế riêng trong hoạt động quan trắc, trong đó quy định một số vấn đề cơ bản như: Phương pháp quan trắc, hình thức báo cáo kết quả quan trắc, phương thức quản 1ý, lưu trữ các số liệu quan trắc, cơ chế trao đổi dữ liệu giữa các trạm quan trắc...

+ Quy định chi tiết cơ chế phối hợp giữa các trạm quan trắc để đảm bảo tính thống nhất trong toàn mạng lưới quan trắc.

+ Cần bổ sung quy định về chức năng phối hợp với các Bộ ngành có liên quan trong hoạt động qua trắc của các địa phương. Thực tế, các trạm quan trắc môi trường quốc gia được đặt ở rất nhiều địa phương khác nhau. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương thì hoạt động quan trắc khó có thể được tiến hành một cách thuận lợi.

+ Quy định chức năng quản lý đầu mối chuyên môn đối với hệ thống quan trắc môi trường quốc gia cho Bộ Tài nguyên Môi trường. Riêng đối với hoạt động quan trắc môi trường không khí, chức năng này nên giao cho Vụ Khí tượng thuỷ văn đảm nhiệm.

- Quy định trách nhiệm tự giám sát tại nguồn là trách nhiệm cơ bản của các tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí. Đây được hiểu là hoạt động do các cơ sở sản xuất tự giám sát chất thải (mà cụ thể trong lĩnh vực này là khí thải) ngay tại nguồn phát thải của cơ sở mình, bao gồm ba hoạt động chính là tự giám sát, tự báo cáo và tự lưu giữ.

Quy định nghĩa vụ này cho các tổ chức, cá nhân là một biện pháp hữu hiệu trong bảo vệ môi trường không khí vì các lý do sau:

+ Đây là biện pháp mà khi thực hiện nó có thể ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường không khí của các cơ sở có chất thải khí. Các số liệu thu được từ chương trình tự giám sát của các cơ sở giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật của họ. Hơn thế nữa, thông qua các dữ liệu được cơ sở báo cáo lên, thanh tra môi trường sẽ có căn cứ để tập trung thanh tra tại những cơ sở trọng điểm và kịp thời áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có thể xảy ra.

+ Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ này, nhận thức về bảo vệ môi trường không khí của các cơ sở có chất thải khí sẽ được nâng cao. Khi thực hiện nghĩa vụ này, họ có điều kiện để tự nhìn nhận và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật vào mình, từ đó có thể phát hiện ra hành vi vi phạm của chính mình và tự chấm dứt hành vi đó ở giai đoạn sớm nhất. Quy định nghĩa vụ này cho các cơ sở thải khí sẽ giảm bớt một phần gánh nặng công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường không khí.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 138 - 140)