II. NHỮNG BẤT CẬP, TỒN TẠI 1 Bất cập tồn tại chung
c. Chưa có đủ văn bản quy phạm pháp luật để huy động sự đóng góp của mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ môi trường
mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào việc bảo vệ môi trường
Điều 32, 33, 34 Nghị định số 80/2006/NDD-CP đã quy định nguồn tài chính mà các tổ chức, cá nhân đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên, các quy định về đóng phí bảo vệ môi trường vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, chưa có quy định về thu phí đối với khí thải, rác thải.
Có thể nói rằng, trong thời gian qua, bảo vệ môi trường dường như vẫn còn là gánh nặng của Nhà nước, còn người dân rất ít quan tâm, thậm chí thờ ơ với chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường mà Nhà nước ta đã ban hành. Chính sách xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ được thực hiện ở hoạt động bảo đảm vệ sinh đô thị. Tuy nhiên, ngay cả ở lĩnh vực này cũng không phải tất cả mọi người dân đều có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự đóng góp của các doanh nghiệp, của các cá nhân kinh doanh vào hoạt động bảo vệ môi trường còn mờ nhạt. Việc sử dụng và bảo đảm sự trong lành của môi trường sống chưa trở thành một chi phí trong sản xuất và tiêu dùng, vì vậy con người chưa có ý thức trong việc làm giảm nhẹ khả năng huỷ hoại hay gây ô nhiễm môi trường.
1.4. Tính phù hợp
Nội dung của pháp luật về môi trường có không ít những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng; tình trạng pháp luật chồng chéo, trùng dẫm, thậm chí quy định khác nhau, không thống nhất trong cùng một vấn đề về môi trường của các bộ, ngành, địa phương xẩy ra không ít. Trong khi đó, do sự phát triển nhanh và đa dạng của nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhiều loại hình kinh doanh với hình thức, cấp độ và công nghệ khác nhau được triển khai tại Việt Nam, đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật về môi trường phù hợp. Song trên thực tế các quy định pháp luật về môi trường hiện hành đã chưa đáp ứng và chưa theo kịp thực tiễn sinh động này. Sau gần 4 năm thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với thực tế như:
- Khái niệm chất thải (trên thực tế chất thải còn là nguyên liệu của hoạt động tái chế);
- Nội dung về “biến đổi khí hậu“ chưa rõ ràng.
- Các nội dung liên quan đến nhập khẩu phế liệu cần được điều chỉnh vì theo lộ trình cam kết của Việt Nam với WTO, từ sau 2010 Việt Nam phải mở cửa cho nhập một số loại chất thải, bởi vậy pháp luật cần có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu và thuế suất nhập đối với các hạng mục chất thải này.
- Các nội dung liên quan đến hoạt động đổ chất thải ra biển cần được điều chỉnh cho phù hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Chương XIII Luật Bảo vệ môi trường chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên rõ ràng hơn để nâng cao hiệu lực công tác bảo vệ môi trường.