Về trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 95 - 97)

- Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát

2.9.3.Về trách nhiệm hình sự

32 ngoại trừ một số quy định tại Thông tư 2370/TT-MTg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu gây nên và

2.9.3.Về trách nhiệm hình sự

- Về cấu trúc của Bộ luật hình sự

Cấu trúc của chế định pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường không thực sự trùng khớp với hình thức biểu hiện trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và thiếu thống nhất với Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể, theo Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường thì: "Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên". Như vậy, có thể coi một hành vi khai thác và sử dụng không hợp lý, lãng phí các nguồn tài nguyên là hành vi vi phạm các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Nhưng trong Bộ luật Hình sự, Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172); Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 173); Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 174); Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175); Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176) lại được quy định trong Chương XVI - Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Còn Chương các tội phạm về môi trường chỉ quy định các tội phạm gây ô nhiễm các thành phần môi trường quan trọng như không khí, đất nước; và huỷ hoại một số nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm, nguồn lợi thuỷ sản... mà thôi. Rõ ràng, quan niệm về bảo vệ môi trường trong Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa thực sự thống nhất với quan niệm về bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường.

Xét về tính chất, hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người có cùng tính chất với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, song Tội làm lây lan dịch bệnh cho người được quy định trong Chương các tội phạm về môi trường, còn Tội vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm lại được quy định trong Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Điều 244). Như vậy, có thể thấy sự thiếu thống nhất trong việc xác định các khách thể bị xâm hại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với lĩnh vực bảo vệ trật tự công cộng.

- Về việc xác định các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Bộ luật Hình sự năm 1999 không đưa ra quy định về khái niệm tội phạm môi trường, nên từ phương diện lý luận xung quanh vấn đề tội phạm về môi trường và các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau như thế nào là tội phạm về môi trường? Tội phạm về môi trường khác với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở những điểm nào? Khách thể của tội phạm về môi trường là gì? Sự bền vững và ổn định của chính các thành phần môi trường hay là các quan hệ xã hội về quản lý và bảo vệ môi trường là khách thể bị xâm hại? Tính mạng, sức khoẻ của con người có là khách thể trực tiếp của các tội phạm về môi trường không? "Thiệt hại cho môi trường" có phải là dấu hiệu bắt buộc đối với các tội phạm về môi trường hay không?... Bằng cách nào để có thể xác định được một cách đầy đủ, khách quan các loại thiệt hại về môi trường?

- Về yêu cầu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính”

Bộ luật hình sự 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự có 6/13 tội danh để cấu thành tội phạm thì người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này mà tái phạm (Điều 183, 184, 187, 188, 189, 191). Quy định này chưa thực sự tạo hiệu quả cho công tác đấu tranh tội phạm vì trên thực tế sau 1 năm vi phạm hành chính thì người vi phạm được xoá, trong trường hợp này nếu lại vi phạm cũng không bị truy cứu.

- Về khái niệm hành vi xâm hại môi trường “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng”: việc tính toán, ước lượng, định lượng mức độ xâm hại là rất khó khăn.

- Chủ thể của tội phạm môi trường: Thực tế cho thấy, thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường ở mức nghiêm trọng thường là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các pháp nhân, song theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với cá nhân. Vậy trách nhiệm của các tổ chức, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong trường hợp này là gì? Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường chưa thật hợp lý khi mà trong một số trường hợp, mức phạt tiền đối với các tội phạm về môi trường lại thấp hơn giới hạn tối đa mức phạt tiền với tư cách là hình thức xử phạt hành chính.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 95 - 97)