- Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ mô
10. Hoàn thiện các quy định về tài nguyên khoáng sản
Để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản và đảm bảo khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước, pháp luật về tài nguyên khoáng sản cần được hoàn thiện ở các góc độ sau:
-Cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, cụ thể hoá các quy trình khai thác đối với từng loại khoáng sản đặc thù trên cơ sở các yêu cầu về bảo vệ môi trường; bổ sung các tiêu chí lựa chọn dự án phát triển khi có sự xung đột về môi trường giữa các dự án khoáng sản và các dự án khác.
-Cần cụ thể hoá các cơ chế pháp lý đảm bảo yêu cầu khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên. Cơ chế pháp lý để thực hiện yêu cầu này cần được hoàn thiện một cách đồng bộ từ việc đặt ra các yêu cầu cần thế hiện trong các quy hoạch, chiến lược khai thác tài nguyên khoáng sản của quốc gia, địa phương và của từng loại khoáng sản. Yêu cầu đối với các quy hoạch này cần thể hiện được quan điểm đối với các tài nguyên không thể tái tạo thì cần có mức độ khai thác hợp lý để vừa phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế trước mắt, vừa đảm bảo tiết kiệm tối đa cho tương lai; yêu cầu về việc ưu tiên sử dụng khoáng sản cho các hoạt động kinh tế trong nước, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô cũng cần được xác lập. Ngoài việc xác lập yêu cầu đối với khâu lập quy hoạch, chiến lược, thủ tục cấp giấy phép đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản cần phải được hiểu như là một dạng quota, với những khoáng sản nhất định và ở những địa bàn nhất định thì giấy phép chỉ được cấp ở một phạm vi hạn chế và như vậy, không phải tất cả các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực, về chuyên môn… đều có thể được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Cũng cần xem xét lại mức độ thương mại hoá hoạt động khai thác khoáng sản, các hoạt động khai thác các khoáng sản cơ bản cần áp dụng cơ chế hợp tác giữa nhà nước với doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp cung cấp công nghệ, trang thiết bị, nhân lực, kỹ thuật v.v. và được chia sẻ căn cứ vào đóng góp này, Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu của tài nguyên được nhận phần lợi ích còn lại sau khi đã chia sẻ cho doanh nghiệp và các lợi ích Nhà nước nhận được sẽ được sử dụng phục vụ cho các mục đích phát triển đất nước. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng Nhà nước chỉ thu được nguồn thuế tài nguyên với tỷ lệ thấp như hiện nay, trong khi doanh nghiệp chỉ cần đầu tư trang thiết bị, khai thác được tài nguyên bán đi và coi như toàn bộ số tiền bán tài nguyên là nguồn thu của doanh nghiệp là không phù hợp.
-Cần khắc phục các kẽ hở trong các quy định về khoáng sản: chẳng hạn như đưa ra những cách tính về quy mô đa dạng hơn để khái quát tất cả các trường hợp có mức độ khai thác tài nguyên lớn hay mức độ tác động đến môi trường lớn, từ đó làm cơ sở cho các yêu cầu về áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Hay dưa ra các cơ chế giám sát, kiểm tra, các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cho người khác khai thác khoáng sản trong khu vực thuộc phạm vi quản lý của mình...
-Cần tăng cường mức độ răn đe của các chế tài trong lĩnh vực khoáng sản: nâng mức phạt lên tương ứng với mức độ thu lợi mà hoạt động khai thác khoáng sản có thể mang lại cho người tham gia hoạt động khoáng sản.
- Ban hành Nghị định về hạn ngạch khai thác tài nguyên, ví dụ khai thác, đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản,...