Xây dựng và áp dụng các quy định về Nhãn sinh thá

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 116 - 117)

Ở nhiều nước trên thế giới việc một sản phẩm bán ra trên thị trường được dán nhãn sinh thái (Ecolabel) là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, không những thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Việc mua, sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu sinh thái đã được nhận thức như là thể hiện trách nhiệm, tình yêu đối với môi trường. Chính vì thế, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư phấn đấu để sản phẩm của mình được công nhận là sản phẩm xanh, được dán nhãn sinh thái và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn.

Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế phế thải (nhựa, cao su, v.v..) các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó tác động tốt cho môi trường, v.v...

Ở Việt Nam vấn đề sử dụng nhãn hiệu sinh thái cho một số mặt hàng đã được nghiên cứu và cũng đã xuất hiện một số mặt hàng có thể xem xét để dán Nhãn sinh thái. Ví dụ sản xuất chè xuất khẩu của nước ta là một loại hình hoạt động thân thiện với môi trường. Quá trình sao, tẩm, sấy chè gần như không tác

động đến môi trường, trong khi đó việc trồng chè có xen các loại cây góp phần phủ xanh đất trống đồi núi, cải thiện chất lượng đất, chống xói mòn, đồng thời tạo nên cảnh quan du lịch có giá trị kinh tế. Xét từ các yếu tố trên chè Việt Nam cũng có thể được xem xét, nghiên cứu cấp "nhãn xanh" (Nhãn sinh thái).

Tuy nhiên, để "nhãn xanh" được chấp nhận như một nhu cầu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, từ phía Nhà nước phải có một số chính sách ưu tiên cho các sản phẩm được dán “nhãn sinh thái", ví dụ như giảm thuế, ưu tiên điều kiện xuất khẩu, v.v... Ngoài ra, việc xem xét cấp "nhãn sinh thái" cũng phải được thực hiện theo đúng các qui định và thông lệ quốc tế. Việc luật hoá các chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm được cấp “nhãn sinh thái” cũng như quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xem xét cấp Nhãn sinh thái là một biện pháp pháp lý hữu hiệu và khả thi nhằm khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, vừa hỗ trợ một số loại hình sản xuất có sản phẩm xuất khẩu dễ đến được với các thị trường thế giới vốn nhạy cảm với môi trường hơn.

Gần đây, việc gắn kết môi trường vào tổ chức xem xét trao giải thưởng chất lượng Việt Nam, cũng như huy chương tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp là một cách tiếp cận theo hướng này. Cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng và phát huy các hoạt động đó..

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w