Điều 10, Điều Luật Khoáng sản

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 36 - 38)

- Xác lập các yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản: bên cạnh những cơ chế quản lý nhằm đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước đối với nguồn tài nguyên khoáng sản và giám sát đối với quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, pháp luật về khoáng sản nói riêng và pháp luật về môi trường nói chung đều có riêng những quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

+ Yêu cầu về sử dụng công nghệ phù hợp trong khai thác khoáng sản: theo Điều 16 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác của Luật bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động xấu đến các thành phần môi trường. Theo Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường, việc sử dụng máy móc, thiết bị, hoá chất độc hại trong thăm dò, khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản phải có chứng chỉ kỹ thuật và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

+ Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường khi tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: Theo điều 44 Luật Bảo vệ môi trường thì các biện pháp mà các tổ chức và cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản phải áp dụng bao gồm (i) Thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; (ii) Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn thông thường; trường hợp chất thải có yếu tố nguy hại thì quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại; (iii) Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh; (iv) Lưu giữ, vận chuyển khoáng sản bằng các thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường.

+ Đối với các khoáng sản dầu khí, khoáng sản khác có chứa nguyên tố phóng xạ, chất độc hại: phải áp dụng các quy định về an toàn hoá chất, an toàn hạt nhật, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.

+ Yêu cầu phục hồi môi trường: cũng theo Điều 16, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động khoáng sản. Chi phí phục hồi này do tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chịu. Để đảm bảo thực hiện trách nhiệm

này, pháp luật về khoáng sản đưa ra cơ chế ký quỹ, theo đó, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai12. Yêu cầu về mua bảo hiểm môi trường cũng đã được đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong việc phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản cũng được quy định tại Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường.

+ Yêu cầu về việc chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước: để đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các trường hợp chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản, Luật Khoáng sản cũng quy định các công trình, thiết bị để bảo đảm an toàn mỏ và bảo vệ môi trường ở khu vực được xác định trong giấy phép khai thác khoáng sản đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá huỷ.

+ Yêu cầu khai thác tận thu: Theo khoản 2 Điều 10 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản phải thu hồi tối đa mọi loại khoáng sản đã được xác định là có hiệu quả kinh tế; thực hiện các biện pháp bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng.

+ Yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ và năng lực của giám đốc điều hành mỏ: các tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra không chỉ đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật khai thác mỏ mà còn đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của mỏ.

+ Yêu cầu về chế độ báo cáo: pháp luật bảo vệ môi trường cũng quy định tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

- Về thực hiện kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với hoạt động khoáng sản: Luật Bảo vệ môi trường quy định Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở này.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w