- Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát
32 ngoại trừ một số quy định tại Thông tư 2370/TT-MTg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại từ sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu gây nên và
2.10. Quy định về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Mỗi Bộ, ngành đều được giao chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội trong đó các lĩnh vực này đều có sự đan xen và khó tránh sự chồng lấn. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (tại Điều 121) và các văn bản có liên quan đã cố gắng cụ thể hóa việc phân định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các Bộ, ngành , quy định rõ vai trò của Bộ Tài nguyên và môi trường trong việc giúp Chính phủ “chủ trì, thống nhất các hoạt động quản lý nhà nước“ tuy nhiên vẫn không tránh khỏi sự chồng chéo, không rõ vai trò đầu mối trong những nhiệm vụ liên quan đến nhiều bộ ngành khác nhau. Chẳng hạn trách nhiệm quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước hiện liên quan đến nhiều cơ quan, tuy nhiên, trách nhiệm làm đầu mối của Bộ TN&MT thì hoàn toàn không rõ ràng
Bộ ngành Trách nhiệm trong quản lý môi trường nước
Bộ Tài nguyên và môi trường
- Tổng cục Môi trường
- Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên, xúc tiến kỹ thuật môi trường...
- Cục Quản lý tài nguyên nước
- Quan trắc, thanh tra; cấp phép sử dụng nước và xả nước thải
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Tưới tiêu, phòng lũ lụt, cấp nước cho đời sống nông thôn, quản lý cơ chế tưới tiêu và đê điều
- Quản lý nuôi trồng và chế biến thuỷ sản
Bộ Kế hoạch và đầu tư - Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
Bộ Công thương - Phát triển thuỷ điện; ngành công nghiệp đóng tàu
Bộ Khoa học và Công nghệ
- Đánh giá dự thảo và công bố tiêu chuẩn chất lượng nước của Bộ Tài nguyên và môi trường
Bộ Xây dựng - Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước đô thị và hệ
thống cống thải
Bộ Giao thông vận tải - Vận chuyển nước và hệ thống các cảng
Bộ Y tế - Chất lượng nước sạch, xây dựng và quản lý tiêu
chuẩn nước sạch
Bộ Tài chính Chính sách thuế và lệ phí về tài nguyên nước
- Quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường còn hạn chế:
+ Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói chung và của Tổng cục Môi trường nói riêng vẫn còn có nội dung chồng chéo, trùng lặp với Bộ ngành khác (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng) và với cả một số đơn vị thộc bộ (Tổng cục biển và hải đảo, Cục quản lý tài nguyên nước) như vấn đề quản lý môi trường lưu vực sông, quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải
+ Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Môi trường sau một thời gian dài hoạt động đã bộc lộ một số nội dung chưa hợp lý, cần được điều chỉnh bổ sung như: thẩm quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc tổng cục quản lý, hoạt động quan trắc, điều tra cơ bản về môi trường
+ Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa có sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các lĩnh vực, mô hình tổ chức chưa có cơ quan thực hiện nhiệm vụ về quản lý năng lượng, biến đổi khí hậu
- Việc phân cấp quản lý về cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về môi trường cũng còn nhiều bất cập, đặc biệt là phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương không rõ ràng, cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành về bảo vệ môi trường rất mờ nhạt, không thường xuyên và thiếu đồng bộ. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các ngành chưa được xác định rạch ròi. Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế do phạm vi rộng nhưng biên chế thì quá ít, việc phân cấp quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường chưa thật hợp lý. Mặt khác lại có tình trạng nhiều đoàn thanh tra của Trung ương và địa phương cùng thanh tra, kiểm tra cùng một đối tượng và thanh tra cùng một vụ việc cụ thể.
- Sự chồng chéo ngang về thẩm quyền dẫn đến tình trạng các bộ ngành ban hành văn bản về bảo vệ môi trường đối với hoạt động thuộc trách nhiệm quản lý ngành, trong khi đó dường như đây là chức năng nhiệm vụ của Bộ tài nguyên và môi trường.
CHƯƠNG III