Điều 8 Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 88 - 91)

- Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát

31 Điều 8 Nghị định 80/2006/NĐ-CP quy định tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

môi trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cán bộ kỹ thuật, công nghệ và môi trường có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án;

b) Có các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định về đo đạc, lấy mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án; môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án;

c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, phòng thí nghiệm bảo đảm việc xử lý, phân tích các mẫu về môi trường và các mẫu khác liên quan đến dự án. Trong trường hợp không có phòng thí nghiệm đạt yêu cầu, tổ chức cung ứng dịch mẫu khác liên quan đến dự án. Trong trường hợp không có phòng thí nghiệm đạt yêu cầu, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn phải hợp đồng thuê phòng thí nghiệm khác đáp ứng yêu cầu đặt ra.

- Các quy định về ĐTM hiện nay thiếu những yêu cầu, tiêu chí cần thiết để đảm bảo chất lượng của các báo cáo ĐTM, điều này dẫn đến một thực tế là việc thẩm định các báo cáo ĐTM chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của người thẩm định, chưa có các căn cứ cụ thể để thẩm định và cơ chế pháp lý cụ thể ràng buộc yêu cầu thẩm định.

- Các quy định hiện hành cũng chủ yếu quy định trách nhiệm thực thi đối với báo cáo ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường, chưa có cơ chế đảm bảo thực thi đối với nội dung báo cáo ĐMC. Thực tế này, một phần xuất phát từ chính tính pháp lý của các văn bản quy hoạch, chiến lược phải lập báo cáo ĐMC. Hiện nay, các văn bản quy hoạch, chiến lược chủ yếu mang tính định hướng, không mang tính bắt buộc, chính vì vậy, việc xác định tính pháp lý của các báo cáo ĐMC được lập phục vụ cho các văn bản quy hoạch, chiến lược này tương đối phức tạp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng các nội dung của báo cáo ĐMC không có tính chất ràng buộc các hoạt động đầu tư trên thực tiễn và việc khẳng định tính ràng buộc cũng như quy định cơ chế đảm bảo thực thi các nội dung của báo cáo ĐMC là điều cần thiết.

2.9. Quy định về chế tài xử lý vi phạm

2.9.1. Về xử lý vi phạm hành chính

- Tồn tại quá nhiều văn bản về xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến tình trạng quy định về các hành vi bị xử phạt chồng chéo, không rõ ràng và mức xử phạt quy định khác nhau trong các văn bản khác nhau, có thể nêu một số dẫn chứng sau:

+ Về quy định hành vi vi phạm

Đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường đất, Điều 21 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định xử phạt đối với các hành vi quy định làm ô nhiễm đất gồm: + Hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, + Hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất gây ô nhiễm không đúng quy định gây ô nhiễm đất, + Hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất chứa chất thải nguy hại vượt tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm đất, + Hành vi chôn vùi hoặc thải vào đất các chất có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép gây ô nhiễm đất. Trong

khi đó, Điều 11 khoản 2 Nghị định 182/2004/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi “Gây ô nhiễm đất mà gây hậu quả làm cho đất mất khả năng sử dụng theo mục đích đã được xác định“.

Đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường nước, Điều 22 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để xác định mức độ gây ô nhiễm nguồn nước; Điều 8 khoản 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 lại căn cứ vào khối lượng chất thải thải vào nguồn nước, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm là nước mặt hay nước ngầm.

Ngoài các ví dụ kể trên, có thể tìm thấy nhiều quy định về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực khác nhau mà vừa có thể bị xử lý theo quy định của Nghị định 121/2004/NĐ-CP lại vừa có thể bị xử lý theo quy định của các Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực chuyên ngành. Chẳng hạn, Điều 9 Nghị định 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có quy định xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, Điều 8 Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định xử phạt hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt; Điều 15 (Khoản 7) Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có quy định xử phạt hành vi xuất, nhập khẩu hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, Điều 8 Nghị định 70/2003/NĐ-CP ngày 17/6/2003 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản có quy định xử phạt các hành vi thải dầu mỡ, chất độc, gây ô nhiễm môi trường, Điều 15 (khoản 3) Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, Điều 24 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định xử phạt đối với hành vi thải khói, mùi hôi thối vào không khí, thải chất độc hại xuống đường v.v.

Đối với hành vi vi phạm làm ô nhiễm môi trường đất, Điều 21 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định mức xử phạt cao nhất là 70 triệu đồng, trong khi đó Nghị định 182/2004/NĐ-CP quy định mức xử phạt cao nhất là 30 triệu đồng.

Đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường nước, Điều 22 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP quy định mức xử phạt cao nhất là 70 triệu đồng, trong khi đó; Điều 8 khoản 8 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định mức xử phạt cao nhất là 30 triệu đồng.

Quy định về mức xử phạt cao nhất đối với hành vi không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí là 100 triệu đồng (Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 145/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí), trong khi đó theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 70 triệu đồng.

2.9.2. Về trách nhiệm dân sự

Quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự từ hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chung chung, chưa thể hiện được tính đặc thù32

thể hiện ở những điểm sau:

(i) Quy định trong Bộ luật Dân sự với Luật Bảo vệ môi trường có nội dung không rõ ràng, dẫn chiếu một cách chung chung, lòng vòng. Ví dụ, Điều 628 Bộ luật Dân sự quy định: "Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường", trong khi Luật Bảo vệ môi trường lại quy định: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì ngoài việc bị xử lý hành chính, kỉ luật hoặc xử lý hình sự, còn phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”. Với cách dẫn chiếu chung chung như vậy, quá trình giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại về môi trường gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w