Đa dạng sinhhọc

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 41 - 42)

12 Điều 16 Luật Khoáng sản

2.8.Đa dạng sinhhọc

Hệ thống pháp luật về bảo tồn Đa dạng sinh học (ĐDSH) của Việt Nam trong một thời gian dài đã thể hiện những bất cập lớn, chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất,... nên hiệu quả áp dụng chưa cao, dẫn đến việc bảo vệ ĐDSH còn hạn chế, chưa duy trì và phát triển được hệ thống bảo tồn ĐDSH cũng như tính đa dạng trong hệ thống ĐDSH của quốc gia.

Luật ĐDSH được Quốc hội nước ta ban hành ngày 13/11/2008 đã tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của hoạt động bảo tồn ĐDSH hiện hay và trong tương lai. Luật đã hoàn thành nhiệm vụ pháp điển hóa các quy định về bảo vệ ĐDSH được đề cập rải rác trong nhiều lĩnh vực pháp lý thành một lĩnh vực pháp lý cụ thể, độc lập, hỗ trợ và tạo thế cân bằng với lĩnh vực pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Pháp luật về ĐDSH hiện nay đảm bảo được tính thống nhất nội tại ở mức độ cao của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Các khía cạnh của ĐDSH cũng như các nội dung quan trọng của bảo tồn ĐDSH trước đây chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh ở mức sơ sài nay đã được Luật ĐDSH 2008 quy định đầy đủ, toàn diện, như: vấn đề quy hoạch bảo tồn ĐDSH; vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, vấn đề kiểm soát sinh vật lạ xâm hại, tiếp cận bảo tồn cảnh quan... Bên cạnh đó, Luật ĐDSH đã nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến ĐDSH mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên (đặc biệt là Công ước quốc tế về ĐDSH năm 1994).

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 41 - 42)