0
Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thả

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC VÀ CƯỠNG CHẾ (Trang 132 -135 )

- Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ mô

6. Hoàn thiện các quy định về quản lý chất thả

6.1. Thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ

Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây: a) Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; b) Pin, ắc quy; c) Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; d) Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; đ) Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người; e) Phương tiện giao thông; g) Săm, lốp; h) Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hồi, xử lý các sản phẩm này được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Để thực hiện quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ trì xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ trong đó nêu rõ danh mục các loại sản phẩm thuộc diện điều chỉnh của Quy chế và quy trình thu gom, xử lý các sản phẩm ấy.

6.2. Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý chất thải nguy hại

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 dành một dung lượng khá lớn (từ Điều 70 đến Điều 76) các quy định về chất thải nguy hại, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ sở xử lý chất thải, về phân định thẩm quyền của các cơ quan hữu quan trong việc quản lý nhà nước về chất thải nguy hại. Để các quy định này được triển khai, Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới về quản lý chất thải nguy hại trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

6.3. Ban hành các quy định hướng dẫn việc quản lý chất thải thông thường

- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở tái

chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường theo đúng yêu cầu tại Điều 79 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;

- Đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng yêu cầu của Điều 80 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

6.4. Ban hành quy chế chuyển nhượng hạn ngạch phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính ứng nhà kính

Điều 84 Khoản 2 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “việc chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định”. Để triển khai quy định này, trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng Dự thảo Quy chế chuyển nhượng, mua bán hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của Việt Nam với nước ngoài trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Các quy định về quản lý chất thải, nhất là chất thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp cần đặc biệt được ưu tiên, hoàn thiện. Trong đó cần đặc biệt ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu trong Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó có các việc cụ thể sau:

- Bộ Xây dựng sớm hoàn thiện Đề án quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy phạm về các công trình xử lý chất thải rắn; Hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quản lý chất thải rắn, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng mô hình tổ chức và các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm

theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ), đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung này cần phù hợp với các quy định mới về quản lý chất thải nguy hại (như quy định về cơ sở xử lý chất thải, về phân định thẩm quyền của các cơ quan hữu quan trong việc quản lý nhà nước về chất thải nguy hại v.v.) trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (từ Điều 70 đến Điều 76).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cần khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát, xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức thanh tra môi trường và thanh tra xây dựng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát huy hiệu quả phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp;

- Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trình Chính phủ xem xét, ban hành; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính, giá dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn, ... nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm thiểu chất thải, xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải, cơ khí chế tạo thiết bị vận tải, công nghệ xử lý chuyên dùng trong lĩnh vực chất thải rắn; Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Bộ Công nghiệp cần sớm hoàn thiện Đề án hạn chế và giảm dần việc sử dụng hóa chất độc hại, các bao bì làm từ các loại vật liệu khó phân hủy trong công nghiệp, thay thế bằng các nguyên, vật liệu thân thiện môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.

- Bộ Y tế cần khẩn trương hoàn thành việc rà soát nội dung, đánh giá kết quả tình hình thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, đề xuất các vấn đề cần chỉnh sửa, bổ sung; Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn y tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Ban hành các văn bản:

- Bổ sung quy định cụ thể về vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải và phân loại các loại chất thải để tiêu huỷ, chất thải có thể tái chế, phế liệu có thể được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm khác..

- Bổ sung tiêu chí để xác định tận thu, tái sử dụng kim loại nặng.

- Ban hành văn bản ở tầm Nghị định để thống nhất việc quản lý nước thải, khí thải....

- Ban hành quy định khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất theo hướng giảm thiểu chất thải, sử dụng nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường

- Ban hành quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ hay ưu đãi về thuế, phí, vay vốn, đất đai, trợ giá… đối với tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải (xã hội hoá hoạt động quản lý chất thải).

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC VÀ CƯỠNG CHẾ (Trang 132 -135 )

×