Điều Luật BVMT

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 46 - 47)

- Đánh giá tác động môi trường: là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó15. Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường thì chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo ĐTM: dự án công trình quan trọng quốc gia; dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề…

- Cam kết bảo vệ môi trường: là việc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM đưa ra bản cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Giống như báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường cũng bao gồm các nội dung đánh giá các tác động của dự án đối với môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động này, tuy nhiên, do mức độ tác động tới môi trường thấp hơn nên thay vì phải thực hiện các bước trình và xin phê duyệt trước khi triển khai dự án, các chủ dự án này được tự mình đưa ra các cam kết về bảo vệ môi trường và tự chịu trách nhiệm về các cam kết và các biện pháp bảo vệ môi trường mà mình đưa ra.

Có thể thấy, việc đưa ra các cấp độ khác nhau của công tác ĐTM là một bước tiến quan trọng đối với khung pháp lý về ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, tuỳ từng loại dự án mà trách nhiệm lập ĐTM cũng như yêu cầu đối với nội dung, quy trình thẩm định báo cáo ĐTM được xác định một cách cụ thể, phù hợp với tính chất và mức độ tác động đến môi trường của loại dự án đó. Các quy định này cũng làm rõ hơn yêu cầu về lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án quy hoạch, chiến lược phát triển. Sự phân hoá này giúp nâng cao hiệu quả của ĐTM với tư cách là một công cụ kiểm soát các tác động môi trường và bảo vệ môi trường.

Các quy định về ĐTM có một vị trí tương đối quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam và ngày càng được quan tâm hoàn

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w