- Cấm hoạt động (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng).
Đối với hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường nơi công cộng, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị buộc tham gia lao động công ích để làm vệ sinh môi trường nơi công cộng (Điều 52 khoản 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005).
c. Chế tài hình sự
Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành hẳn một chương trong Bộ luật (Chương 17) quy định thêm nhiều loại tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các biện pháp chế tài khá đa dạng gồm cả phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc có trường hợp có thể phạt tù tới 10 năm cụ thể như sau: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182), Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183), Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184), Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185), Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188), Tội hủy hoại rừng (Điều 189), Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã qúy hiếm (Điều 190); Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191).
Đặc biệt Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 (có hiệu lực từ 01/1/2020) đã sửa đổi các Điều 182, Điều 185, 190, 191 của BLHS 1999 theo hướng làm rõ hơn khách thể của tội phạm, quy định chi tiết hơn hành vi vi phạm, tăng khung hình phạt, tình tiết tăng nặng; bổ sung 03 tội về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a), tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b), tội nhập khẩu, phán tán các loại ngoại lai xâm hại (Điều 191a). Những quy định mới này đã phần nào đáp ứng đòi hỏi thực tiễn về ngăn ngừa, xử lý hành vi xâm hại quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
2.12. Pháp luật về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đã được xây dựng tương đối đầy
đủ, toàn diện. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (thay thế Nghị định 91/2002/NĐ- CP) đã khẳng định Bộ Tài nguyên và môi trường làm cơ quan đầu mối trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có các văn bản như Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và môi trường; Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2008 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường, Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và môi trường, Thông tư liên tịch số
03/2008/TTLT-BTNMT-BNV18 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND các cấo, trong đó quy định rõ các Sở Tài nguyên và môi trường có Chi cục bảo vệ môi trường, UBND cấp huyện có Phòng tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã có công chức xây dựng - địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, hệ thống các cơ quan bảo vệ môi trường đã được thiết lập ở cả cấp trung ương và địa phương. Ở Trung ương có Bộ Tài nguyên và môi trường mà trực tiếp là Tổng cục Môi trường, ở cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường; ở cấp xã có cán bộ xây dựng- địa chính.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn được lồng ghép vào chức năng, nhiệm vụ nhiều bộ ngành, cơ quan, tổ chức. Việc quản lý nhà nước thống nhất về môi trường được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với một hệ thống các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở tổ chức thực hiện. Đồng thời, ở từng lĩnh vực theo thành tố của môi trường có các hệ thống cơ quan chuyên ngành
18
Thay thể Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở địa phương.
thực hiện như: xây dựng, đô thị, thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, nước, khoáng sản, biển, thanh tra… Cụ thể là một số cơ quan trung ương cũng có những bộ phận phụ trách trực tiếp công tác quản lý nhà nước về môi trường trong đó có thể kể đến các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, … Hệ thống các cơ quan này tạo nên một hệ thống các thiết chế giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, một số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cũng có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường. Một số Tổng công ty 90, 91, Ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng đã thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách quản lý môi trường. Bên cạnh đó Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và các hội thành viên ở các tỉnh, thành được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Nhiều hội nghề nghiệp liên quan đến môi trường cũng được thành lập hoặc tổ chức nhiều hoạt động về môi trường.
Như vậy, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình hành, đảm bảo tổ chức đồng bộ, thống nhất công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Đó là một tiến bộ so với trước năm 2002, khi mà hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của chúng ta chỉ được thiết lập đến cấp tỉnh. Có thể coi đây là bước phát triển mới của hệ thống các thiết chế bảo vệ môi trường Việt Nam, đặc biệt Luật bảo vệ môi trường quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống suy thoái và ô nhiễm môi trường cũng như thẩm quyền giải quyết, xử lý các sự cố về ô nhiễm môi trường.