Hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường nước

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 135 - 138)

- Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ mô

8. Hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường nước

(i) Ban hành các văn bản quy định cụ thể về

+ Ban hành Nghị định về thực hiện việc quản lý, khai thác, sử dụng nước mặt, nước ngầm;

+ Trình tự, thủ tục đăng ký, kê khai, cấp phép và gia hạn khai thác, sử dụng nước ngầm, nước mặt và xả nước thải;

+ Mẫu đơn xin đăng ký, kê khai và sử dụng các nguồn nước; mẫu giấy phép về khai thác, sử dụng các nguồn nước;

+ Tiêu chuẩn, định mức xả nước thải;

+ Việc điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng, chất lượng và quy hoạch tài nguyên nước;

+ Quy định về bảo vệ chất lượng nước; ngăn ngừa các hành vi gây cạn kiệt các nguồn nước;

+ Quy định về phí, lệ phí và thuế tài nguyên áp dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác, sử dụng nước.

(ii) Ban hành quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban quản lý lưu vực sông; mối quan hệ giữa các ban quản lý lưu vực sông với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước và Uỷ ban nhân dân các địa phương) trong việc phối, kết hợp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; chưa xác định rõ ràng cơ chế phối hợp quản lý tài nguyên nước theo quy hoạch lưu vực sông với quản lý theo địa giới hành chính.

Để quản lý tốt tài nguyên nước, gắn khai thác với bảo vệ tài nguyên nước, cần sớm hình thành bộ máy các Ban Quản lý lưu vực sông để thực hiện các chức năng sau đây:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Luật, các văn bản dưới Luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất lượng nước, bảo vệ các tầng nước dưới đất trong lưu vực;

- Chỉ đạo việc tập trung thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp;

- Thu các thuế, phí để chi cho các hoạt động quản lý lưu vực và tiến tới thu để có các kinh phí tài trợ cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải và một số công trình thuỷ lợi nhỏ ở vùng sâu vùng xa trong lưu vực;

- Quản lý và phân phối nguồn tài chính thu được (và nguồn tài chính do nhà nước cấp) để trợ cấp hoặc cho vay đối với các chương trình, dự án có liên quan đến bảo vệ và phát triển tài nguyên nước trong lưu vực theo luật định;

- Xây dựng các chính sách và mức (hoặc khung) giá, phí, thuế về tài nguyên nước, sản phẩm nước trong lưu vực;

- Tổ chức thu thập, điều tra, khảo sát, chỉnh biên, biên soạn, lưu trữ các tài liệu cơ bản về tài nguyên nước trên toàn lưu vực;

- Chỉ đạo xây dựng quy hoạch các dòng dông trong lưu vực (sông chính và các sông nhánh);

- Tổng hợp các quy hoạch của các ngành sử dụng nước để trình duyệt quy hoạch khai thác, sử dụng tổng hợp về tài nguyên nước;

- Xây dựng, chỉ đạo xây dựng các kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên nước trên toàn lưu vực;

- Chỉ đạo công tác chống xói mòn gắn với bảo vệ thảm thực vật trên toàn lưu vực;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và khoa học công nghệ đối với một số hạng mục công trình quan trọng trong lưu vực và các công trình chuyển nước qua lưu vực;

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và khoa học công nghệ đối với số hạng mục công trình quan trọng trong lưu vực và các công trình chuyển nước qua lưu vực.

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan nghiên cứu, thử nghiệm các vấn đề khoa học công nghệ có liên quan đến bảo vệ và phát triển tài nguyên nước.

- Chủ trì và phối hợp với các ngành hữu quan bảo vệ sinh thái nước gắn với môi trường sinh thái chung trong toàn lưu vực.

(iii) Khắc phục tình trạng chồng chéo không rõ ràng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước; cơ chế trao đổi thông tin và hệ thống lưu trữ, xử lý thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản:

- Nghị định ban hành quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

(iv) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm phúc đáp các yêu cầu của quản lý và sử dụng nước trong thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chẳng hạn, theo Luật Tài nguyên nước thì “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ” (khoản 2 Điều 58), nhưng thực tế hiện nay chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội khóa XI và Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ.

(v) Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển.

- Ngoài các quy định về bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển trong các luật chuyên ngành, cần sớm ban hành một luật riêng về bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển. Trong đó, quy định toàn diện các biện pháp quản lý môi trường biển, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trên biển trong việc bảo vệ môi trường biển, phân công cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học trên biển v.v.;

- Cần thiết phải có một cơ quan đầu mối quản lý tổng hợp dải ven bờ và môi trường biển;

- Cần phải xác định rõ thẩm quyền trong một số vùng ven biển, biên giới biển của Việt Nam;

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w