- Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát
25 Các Điều 37, 44 Luật Đa dạng sinhhọc 2008.
thủ tục để đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm. Điều này đã ít nhiều gây tranh cãi giữa các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong suốt thời gian qua.
Đối với các cơ sở bảo tồn ĐDSH, mặc dù hiện tại đã có một số quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở nuôi, nhốt; các trung tâm cứu hộ động thực vật rừng quý hiếm, song các quy định về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn ĐDSH cũng được dự báo là sẽ gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là quy định chuyển tiếp đối với các loại giấy phép, giấy chứng nhận đã cấp cho các cơ sở bảo tồn ĐDSH, cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm trước khi Luật này có hiệu lực nếu phù hợp với quy định của Luật này thì vẫn có giá trị thi hành. Mối quan tâm của các đối tượng có liên quan đến việc nuôi, cứu hộ các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm là nếu các giấy phép đó không phù hợp với các quy định của Luật ĐDSH 2008 thì hậu quả pháp lý xảy ra là gì? Các cơ sở mới thành lập sẽ do cơ quan nào cấp phép?
Ngoài ra, các quy định về cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được xem là có thủ tục quá rắc rối trong khi vấn đề cứu hộ lại đòi hỏi phải tiến hành nhanh chóng: “Tổ chức, cá nhân phát hiện cá thể loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị mất nơi sinh sống tự nhiên, bị lạc, bị thương hoặc bị bệnh có trách nhiệm báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở cứu hộ nơi gần nhất. Khi nhận được thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc báo cơ sở cứu hộ nơi gần nhất” (khoản 2 Điều 47).
+ Về những nội dung liên quan đến bảo tồn và phát biển bền vững tài nguyên di truyền
Đối chiếu với Luật ĐDSH 2008 cho thấy, có sự khác biệt về khái niệm nguồn gen so với Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004, Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004.
Các quy định của Luật ĐDSH 2008 cho thấy, Luật này điều chỉnh toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là điều cần phải được thống nhất về
nhận thức và phải được giải thích rõ ràng hơn để tránh gây mơ hồ về sự thống nhất của các yếu tố hợp thành ĐDSH. Bởi lẽ, đối với hệ sinh thái, Luật chỉ đề cập đến các KBT và các hệ sinh thái tự nhiên; đối với loài sinh vật, Luật chỉ đề cập các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm, trong khi đó đối với nguồn gen thì Luật lại không giới hạn phạm vi điều chỉnh đối với nguồn gen nào? Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Danh mục nguồn gen cây trồng quý, hiếm cần bảo tồn (kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05/12/2005). Đây là một trong những căn cứ có thể được tham khảo để ban hành quy định hướng dẫn về bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền.
Quản lý, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen là những nội dung hoàn toàn mới và ít nguy cơ mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định khác nên việc hướng dẫn thi hành Luật cần tập trung vào các khía cạnh trình tự, thủ tục, điều kiện pháp lý của việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen...
So với các quy định về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được quy định tại Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH được quy định tại Mục 3 Chương 5 Luật ĐDSH 2008 có nội dung hẹp hơn, đó là chỉ đề cập đến những rủi ro mà sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của chúng gây ra đối với môi trường và ĐDSH mà không xem xét ảnh hưởng của chúng gây ra đối với sức khoẻ của con người. Điều này góp phần hạn chế sự phức tạp trong việc phân công trách nhiệm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen giữa các bộ ngành, đặc biệt là giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế. Như vậy, các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 cũng chỉ tập trung vào những nội dung liên quan đến ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH.
+ Một số quy định còn trong Luật ĐDSH năm 2008 còn chưa rõ ràng, chưa cụ thể (ví dụ như mục 3 chương II – phần kiểm soát các loài ngoại lại xâm hại).
Bên cạnh đó, các điều khoản giao Chính phủ quy định còn khá nhiều (ví dụ như khoản 2 điều 27, khoản 2 điều 30,…) sẽ làm cho Luật còn chung chung, khó áp dụng trong thực tế, hiện nay chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH.
+ Về các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Access to genetic resources and Benefit Sharing) từ việc tiếp cận nguồn gen. Vấn đề này được quy định tại mục 1, chương 5 của Luật ĐDSH (từ điều 55 đến điều 61) và một số điều khoản tại mục 2 cùng chương 5 đã thể hiện tương đối đấy đủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế26: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia tối cao, vĩnh viễn đối với nguồn gen và trách nhiệm quốc gia giữ gìn và bảo tồn nguồn gen trên lãnh thổ nước mình và sử dụng bền vững; nguyên tắc đồng ý thông báo trước và cùng thỏa thuận; nguyên tắc chia sẻ công bằng và hợp lý nguồn gen. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu căn cứ vào điều 55, 56, và 61 của Luật ĐDSH thì khó có căn cứ để chia sẻ lợi ích cho cộng đồng ở các vùng đệm của các khu bảo tồn, trong khi cộng đồng là đối tượng cần được ưu tiên chia sẻ lợi ích để khuyến khích họ tham gia bảo tồn theo cách tiếp cận bảo tồn dựa trên cộng đồng27. Ngoài ra luật cũng chưa đề cập đến các vấn đề căn bản như: hình thức chia sẻ, tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên, thẩm định và xác định giá trị của nguồn gen làm căn cứ phân chia lợi ích, các quy định về thỏa thuận chuyển giao công nghệ bản quyền và sáng chế,… Bên cạnh đó, luật cũng chưa định rõ cơ quan nào được phép tiếp nhận và cấp phép tiếp cận nguồn gen,…
+ So với các Luật Thuỷ sản năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật BVMT 2005, trong Luật ĐDSH 2008 không có các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về ĐDSH28 (cho dù đó là các quy định dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật khác). Điều này sẽ làm cho luật khó thực thi và thiếu đi tính răn đe.
- Thiếu quy định về chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
26Trần Thị Hương Trang, Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ sử dụng nguồn gen, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số tháng 8/2009, tr. 67-68. pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số tháng 8/2009, tr. 67-68.