Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH năm 2006, tr 15-17.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 123 - 125)

- Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ mô

35Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH năm 2006, tr 15-17.

vi phạm pháp luật môi trường có thể bị xử phạt..) còn những vấn đề nào để luật chuyên ngành quy định.

- Định lượng lại mức phạt theo mức độ thiệt hại do ô nhiễm thực tế đã xảy ra. Đa số quy định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay ấn định mức phạt “cứng”. Mức phạt này có thể thích hợp với một số loại thiệt hại nhưng trong nhiều trường hợp lại không đủ để bù đắp dù là phần nhỏ cho các hoạt động khắc phục thiệt hại, sự cố. Điều này vừa làm mất ý nghĩa bồi thường cho các thiệt hại mà hành vi vi phạm pháp luật gây ra vừa hạn chế tác dụng răn đe và ngăn chặn của biện pháp phạt, dễ dẫn tới tình trạng “thà vi phạm mà bị phạt” của các đối tượng liên quan, gián tiếp làm giảm hiệu lực thực tế của pháp luật nói chung.

- Hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng triệt để tuân thủ phương châm phòng ngừa là chính. Do vậy, tỉ lệ các quy định có liên quan đến các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường sẽ chiếm nhiều hơn so với các quy định khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; quy định chi tiết hơn tính chất và mức độ vi phạm trên cơ sở các chỉ tiêu về môi trường, như tiêu chuẩn xả thải, tổng lượng thải, hàm lượng các chất độc hại, thời điểm thải...; phát hiện và bổ sung thêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và các mức xử lý tương ứng; quy định rõ ràng, chi tiết hơn đối với trách nhiệm phải khắc phục hậu quả xấu gây ra cho môi trường từ các hành vi xả nước thải, rác thải. Tiến tới quy định rõ trách nhiệm phải lao động bắt buộc để dọn sạch những khu vực mà đối tượng đã gây bẩn; mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải tương ứng với mức phạt hành chính trong các lĩnh vực khác; khắc phục tình trạng trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định về bảo vệ môi trường với bảo vệ một số tài nguyên đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác.

- Để tránh sự trùng lặp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, văn bản pháp luật về xử lý hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ tập trung ở một số nội dung sau: Các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nhưng chưa có văn bản riêng nào quy định; các quy định liên quan đến tiếng ồn, độ rung; các quy định về bảo vệ môi trường không khí; các quy định liên quan đến xả thải các loại chất thải; các quy định về bảo vệ môi trường cảnh quan; các quy định về vệ sinh nơi công cộng; các quy

định đối với một số hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng...

3.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 123 - 125)