Quản lý chất thả

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 72 - 73)

II. NHỮNG BẤT CẬP, TỒN TẠI 1 Bất cập tồn tại chung

19 Tại thời điểm này công tác bảo vệ môi trường được thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 93 với nhiều điểm bất cập.

2.4. Quản lý chất thả

a. Hệ thống pháp luật về quản lý chất thải của Việt Nam chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, tổng thể

- Quy định pháp luật về quản lý chất thải mới điều chỉnh ở khía cạnh xử lý chất thải, chưa quan tâm đến vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải và phân loại các loại chất thải để tiêu huỷ, chất thải có thể tái chế, phế liệu có thể được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm khác..

- Quy định về quản lý chất thải nguy hại còn thiếu các tiêu chí để xác định tận thu, tái sử dụng kim loại nặng.

- Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, cũng như quản lý chất thải vào nguồn nước đã thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường), chức năng quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trên cơ sở đó việc hướng dẫn quy định xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại hai văn bản:

- Quy định cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thiếu thống nhất, Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dưới 3000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong khi đó, quy định thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi (ban hành kèm theo Quyết định số 56/2004/QĐ-BNN ngày 1/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn) quy định Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải lớn hơn hoặc băng 1000 m3/ngày đêm; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý, hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh, quan trọng quốc gia với lưu lượng nước thải nhỏ hơn hoặc bằng 1000 m3/ngày đêm.

Hệ thống công trình thủy lợi được sử dụng để chứa nước và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi cũng được coi là xả nước thải vào nguồn nước. Việc quy định hai văn bản khác với với những cơ quan có thẩm quyền khác nhau như đã nêu trên sẽ gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Đặc biệt là thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong hai văn bản này rất khác nhau. Đối với việc xả nước thải vào công trình thuỷ lợi liên tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nào có thẩm quyền cấp giấy phép?

- Việc quản lý chất thải rắn được ban hành ở tầm nghị định (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ Về quản lý chất thải rắn), trong khi quản lý chất thải không phải chỉ có chất thải rắn, nhưng các nhóm chất thải khác còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, thể hiện ở việc các văn bản liên quan đến nước thải, khí thải... vẫn còn chưa tập trung, tản mạn, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn đang thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại, điều này làm giảm tính khả thi của Quy chế này trên thực tế. Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành từ năm 1999 bởi Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại hiện đã có nhiều điểm không còn phù hợp, cần có sự điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w