Tính thống nhất

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 57 - 58)

II. NHỮNG BẤT CẬP, TỒN TẠI 1 Bất cập tồn tại chung

1.2. Tính thống nhất

Quan niệm về hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường thống nhất (với tổng thể các quy định pháp luật bao quát cả ba phương diện (i) phòng ngừa, hạn chế tác động xấu, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường, (ii) kiểm soát và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên là các thành tố của môi trường, (iii) xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường), dường như chưa được đặt ra ngay từ khi chúng ta ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như chưa nhận thức một cách đầy đủ việc bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển lâu bền của đất nước và cần thiết phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội. Chính bởi vậy, các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường mang tính hạt nhân ở phương diện thứ nhất (i) (cho dù đã có những bước hoàn thiện đáng kể) vẫn chưa thể hiện tính thống nhất với các quy định pháp luật ở hai phương diện còn lại.

Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán qua hệ thống chính sách và các công cụ điều tiết của Nhà nước. Các chính sách kinh tế-xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh tế và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mặt khác, các chính sách bảo vệ môi trường lại chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trường, phục hồi suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, mà chưa định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của xã hội. Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quá trình xây dựng chính sách bảo vệ môi trường còn chưa được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lý với nhau. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững chưa được thiết lập rõ ràng và có hiệu lực.

Ở tầm vĩ mô, mặc dù chúng ta đã có Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Định hướng chiến lược phát triển bền

vững... song tư tưởng này chưa được hiểu, vận dụng nhất quán trong quá trình xây dựng pháp luật. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, 3 mặt quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép chặt chẽ với nhau, dẫn đến việc xử lý giữa các lợi ích tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, an toàn sinh thái; các lợi ích giữa khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý các nguồn tài nguyên; các lợi ích giữa luật chung và luật chuyên ngành.... đang rất lúng túng và chưa có tư tưởng chỉ đạo rõ ràng. Kết quả là, trong những năm qua, phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải... đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động.

Về tính thống nhất một số khái niệm của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Quy định về phế liệu tại Khoản 13 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường “Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất“, Điều 10 quy định khái niệm chất thải “ vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác“ đã có sự mâu thuẫn vì khái niệm chất thải vô hình chung đã chuyển phế liệu thành một loại chất thải với nguyên tắc “cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w