Hoàn thiện các quy định về đa dạng sinhhọc

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 145 - 148)

- Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng và tài nguyên rừng.

11.Hoàn thiện các quy định về đa dạng sinhhọc

11.1. Xây dựng, hoàn thiện một số vấn đề về bảo tồn Đa dạng sinh họcVề quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Đối chiếu với các luật khác cho thấy, hiện Về quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Đối chiếu với các luật khác cho thấy, hiện tồn tại quá nhiều loại quy hoạch. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004); Quy hoạch khu bảo tồn (KBT) vùng nước nội địa, KBT biển (Luật Thuỷ sản năm 2003); QHBT và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước (Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước); QHBT ĐDSH (Luật ĐDSH 2008). Điều này được dự báo là nảy sinh nguy cơ trùng lặp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực trong các công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch. Do vậy, cần cân nhắc một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nhất thể hoá các loại quy hoạch có chung tính chất bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH. Không nên tiếp cận việc xây dựng quy hoạch theo hướng chia cắt các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước như trước đây mà nên xây dựng theo hướng xác định các mức độ cần thiết, mức độ ưu tiên bảo tồn ĐDSH.

Thứ hai, trong trường hợp chưa đạt được việc nhất thể hoá các loại quy hoạch thì cần phải chỉ rõ mối quan hệ giữa các quy hoạch bảo vệ rừng, QHBT đất ngập nước, QHBT đất ngập nước chuyên ngành, QHBT biển nêu trên với QHBT ĐDSH thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ37.

Những nội dung liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường

Chi trả dịch vụ HST (Payments for Ecosystems Services - PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường38 (Payments for Environment Services - PES) là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ HST chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của HST đó. Ví dụ, rừng đầu nguồn có tác dụng giữ nước, duy trì chất lượng nước, chống sạt lở đất và lũ lụt cho hạ lưu... Vì vậy, những người được hưởng lợi ở hạ lưu cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của rừng đầu nguồn.

Hiện đã có các quy định về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, dịch vụ môi trường rừng bao gồm cả yếu tố cảnh quan và ĐDSH. Tuy nhiên, do chính sách này chỉ áp dụng thí điểm trong thời hạn 02 năm và với 07 tỉnh, thành phố (gồm: Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hoà Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh) nên các quy định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH 2008 được ban hành trong thời gian tới (thời gian còn hiệu lực của việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng) cần chú ý đến các loại hình của dịch vụ môi trường có liên quan đến ĐDSH, thời gian và đối tượng áp dụng để tránh sự trùng lặp, chồng chéo giữa các văn bản39. Hơn nữa, đây là một vấn đề còn

37 Khoản 2 Điều 10 Luật ĐDSH 2008.

38 Mặc dù PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số nước nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số nước PES còn được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, PES đã nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội. Các nước phát triển ở Mỹ La tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất. PES cũng đã bắt đầu được thực hiện ở các nước châu Á. Ở châu Phi, mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, đánh giá điều kiện thực hiện PES, tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội rất hạn chế ở châu lục này. Hiện tại, chỉ có 2 chương trình về dịch vụ thủy văn đang được thực hiện ở Nam Phi và một số ít sáng kiến đang được đề xuất ở Nam Phi, (tiếp theo tr.33) Tunisia và Kenya. Ở châu Âu, chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ôxtrâylia đã luật pháp hóa quyền phát thải cácbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cácbon của rừng. Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về PES đã được xây dựng trên toàn cầu. Costa Rica, Mexico và Trung Quốc đã xây dựng các chương trình PES quy mô lớn, chi trả trực tiếp cho các chủ đất để thực hiện các biện pháp sử dụng đất nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ thủy văn, bảo tồn ĐDSH, chống xói mòn, hấp thụ cácbon và vẻ đẹp cảnh quan.

39Vũ Thu Hạnh, Trần Thị Hương Trang, Mức độ phù hợp của Luật Đa dạng sinh học với các văn bản có liên quan, Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://www.nclp.org.vn. Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, http://www.nclp.org.vn.

mới trong pháp luật ĐDSH của Việt Nam nên chúng ta cũng cần quan tâm, học hỏi những kinh nghiệm quốc tế điều chỉnh vấn đề này để góp phần mang lại hiệu quả thi hành cao cho công cụ hữu hiệu này40.

Đối với các nguồn lực cho Đa dạng sinh học

Thành lập Quỹ bảo tồn ĐDSH quốc gia để sử dụng vào việc quản lý và bảo tồn ĐDSH; Xây dựng cơ chế thu và sử dụng Quỹ; Tăng cường phát huy tác dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Xây dựng đề án 1% ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường và các nguồn thu từ các dịch vụ ĐDSH; Quy định cơ chế thu và chi Quỹ cho công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH.

11.2. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn hhi hành Luật Đa dạng sinh học dạng sinh học

- Cần xây dựng và ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ĐDSH. Nghị định này cần có các quy định về quy hoạch bảo tồn ĐDSH; khu bảo tồn; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền. Bên cạnh đó, một số vấn đề quy định trong Luật ĐDSH cần được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành bổ sung như việc chuyển tiếp các khu bảo tồn thiên nhiên khi Luật ĐDSH có hiệu lực và một số vấn đề khác cũng được đưa vào dự thảo Nghị định.

40Một số kinh nghiệm như: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mô hình PES, thể hiện ở các vấn đề như: Xây dựng khung pháp luật và chính sách; Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính thông qua các chương trình tổng hợp; đề như: Xây dựng khung pháp luật và chính sách; Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính thông qua các chương trình tổng hợp; Xúc tác cho các quá trình liên quan đến thực thi chính sách; và Giám sát quá trình giao dịch các tín chỉ của dịch vụ HST. Chính sách PES đối với lưu vực sông được coi là đòn bẩy để quản lý rừng bền vững; Cộng đồng nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc quản lý lưu vực sông là quản lý rừng đầu nguồn để bảo vệ tài nguyên và ĐDSH. Hoa Kỳ đã xây dựng chính sách quản lý lưu vực sông theo cách quản lý tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu trên nền tảng bảo tồn HST. Chính quyền ở các bang có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp các hoạt động của các ngành và các đối tác, quy hoạch sử dụng đất trong lưu vực sông, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xác định các dịch vụ và các mô hình sử dụng đất bền vững về kinh tế và môi trường; Vấn đề quy hoạch sử dụng đất và xác định các HST trong lưu vực sông được quan tâm hàng đầu, vì đây là công cụ để giúp xác định được các mục tiêu cho quản lý và xác định các dịch vụ của HST, dịch vụ nào là cốt yếu. Đồng thời, xác định các đối tác cung cấp và sử dụng dịch vụ; Để khiển khai các mô hình PES, nhiều nước đã luật hóa các quy định liên quan đến PES hoặc thông qua việc thành lập các quỹ; xây dựng các chính sách hỗ trợ PES, đồng thời, đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu về sinh thái, lượng giá kinh tế các dịch vụ HST; Để thực hiện việc chi trả dịch vụ HST rừng, Hoa Kỳ đã áp dụng hình thức mua lại “quyền sử dụng rừng” của chủ đất tư nhân để bảo vệ rừng đầu nguồn thuộc các lưu vực sông. Ở Việt Nam, đất đai và tài nguyên thiên nhiên nói chung thuộc sở hữu toàn dân - do Nhà nước quản lý, vì vậy, để thực hiện PES thì phải thực hiện giao “quyền (tiếp theo tr.34) sử dụng đất và rừng” cho dân tức là giao đất, giao và khoán rừng cho dân, để dân có tư liệu sản xuất nhằm tạo và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng; Cộng đồng nhận thức và đánh giá cao về vai trò và lợi ích của PES đối với công cuộc bảo tồn ĐDSH. Vì vậy, vai trò của cộng đồng rất quan trọng. Nếu được sự đồng tình, họ sẽ ủng hộ, hỗ trợ và tham gia tự nguyện vào các hoạt động PES, xem thêm: Huỳnh Thị Mai, Chi trả dịch vụ hệ sinh thái – Giải pháp bảo tồn Đa dạng sinh học, nguồn: http://www.nea.gov.vn.

- Nghị định xử lý vi phạm hành chính về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật ĐDSH 2008;

- Nghị định hướng dẫn về Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen (hướng dẫn vấn đề này nên xác định cụ thể cư dân cộng đồng tại vùng đệm của các khu bảo tồn là một bên liên quan trong ba bên được chia sẻ lợi ích theo quy định tại Điều 61 của Luật ĐDSH năm 2008; quy định đầy đủ nội dung các vấn đề trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen, quản lý, chia sẻ lợi ích thu được,...);

- Nghị định về quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với ĐDSH và dịch vụ môi trường liên quan đến ĐDSH;

- Nghị định về việc điều tra, nghiên cứu, quan trắc và quản lý thông tin về ĐDSH41;…

- Cần ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn và quy hoạch tổng thể ĐDSH toàn quốc đến năm 202042.

- Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

- Thông tư quy định hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam.

- Thông tư hướng dẫn trình tự, các bước lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

- Thông tư quy định về quan trắc và chế độ báo cáo ĐDSH. 41 Do các hoạt động này ở Việt Nam còn nhiều bất cập, vì vậy, cần quy định cụ thể các vấn đề sau:

- Hỗ trợ và khuyến khích điều tra, nghiên cứu, thăm dò, tiếp cận, tạo và chuyển giao công nghệ thích hợp đối với đa dạng sinh học; đăng ký và lưu trữ các kết quả nghiên cứu; cấp phép nghiên cứu và thăm dò sinh học; đa dạng sinh học; đăng ký và lưu trữ các kết quả nghiên cứu; cấp phép nghiên cứu và thăm dò sinh học;

- Xây dựng cơ chế phối hợp hài hoà giữa các cấp để hỗ trợ thực hiện công tác giám sát, quan trắc; kiểm kê các nguồn đa dạng sinh học; quan trắc hiện trạng và diễn biến các hệ sinh thái cũng như số lượng, mức độ bị đe dọa của các loài đa dạng sinh học; quan trắc hiện trạng và diễn biến các hệ sinh thái cũng như số lượng, mức độ bị đe dọa của các loài sinh vật; xây dựng cơ chế quan trắc và các bộ chỉ thị để xác định hiện trạng bảo tồn các thành phần đa dạng sinh học; báo cáo tình trạng bảo tồn thiên nhiên và đánh giá tác động môi trường; bâng cấp, tăng cường và cơ chế hoạt động của các trạm quan trắc về đa dạng sinh học; quy định về giám sát, quan trắc đa dạng sinh học;

- Quy định về việc xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; Cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành: Quy định về thu thập, đăng ký và phân tích thông tin, dữ liệu; Hợp tác trong lĩnh thông tin giữa các Bộ, ngành: Quy định về thu thập, đăng ký và phân tích thông tin, dữ liệu; Hợp tác trong lĩnh vực kiểm kê đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Trang 145 - 148)