- Quy định hiện hành về quản lý nước thải nhiều chỗ còn thiếu sót, chưa phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tế, đặc biệt là đối với các chủ thể phát
30 Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo tồn ĐDSH năm 2006, tr 10-11.
Chính vì vậy, có khá nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có nội dung trùng lặp với nhau. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định trách nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng... Luật Bảo vệ môi trường cũng có các quy định về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm. Tuy nhiên, vì cách tiếp cận khác nhau nên cùng là quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm, song mức xử phạt lại khác nhau.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản còn có các quy định chưa thống nhất, thậm chí còn khác nhau, ngay cả việc sử dụng các thuật ngữ cơ bản cũng khác nhau,...
2.7. Quy định về tiêu chuẩn môi trường
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường “Tiêu chuẩn là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường“ và các quy định về xây dựng, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường tại Chương II Luật Bảo vệ môi trường là không còn phù hợp với quy định của Luật tiêu chuẩn và kỹ thuật vì theo Luật này yêu cầu “tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành bắt buộc áo dụng có nội dung phù hợp, không phù hợp hoặc chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo danh mục quy định được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia... “
Trong thời gian qua Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành 02 văn bản về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường là Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31 /12/ năm 2008 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường gồm có 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường quy định 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Tuy nhiên, nhiều tiêu chuẩn môi trường chưa được chuyển đổi sang hệ thống quy chuẩn.
- Một số tiêu chuẩn môi trường không phù hợp với thực tế và trình độ phát triển kinh tế, còn quá cao hoặc quá thấp so với các nước trong khu vực; một số hoạt động cần phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường những lại không được quy định như hoạt động lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mặt khác chưa có sự phân biệt trong việc áp dụng tiêu chuẩn giữa các dự án đầu tư với các cơ sở đang hoạt động.
- Các tiêu chuẩn môi trường nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, vì vậy, các tổ chức, cá nhân khó có thể tìm hiểu một cách đầy đủ và tuân thủ nghiêm chỉnh các tiêu chuẩm môi trường này. Ccác cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra các văn bản áp dụng, khi nào thì áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành, khi nào thì áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, chứ chưa nói đến sự tìm hiểu về các tiêu chuẩn môi trường của các tổ chức, cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
2.8. Quy định về đánh giá tác động môi trường
Các quy định hiện hành mới tập trung vào quy định về điều kiện và năng lực của các tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM, chưa chú ý đến các quy định đảm bảo năng lực của các tổ chức làm dịch vụ lập báo cáo ĐTM được quy định rất sơ sài. Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, điều kiện về nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM tương đối chung chung31, chưa đủ để đảm bảo các yêu cầu về năng lực đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo ĐTM.