Giải pháp về cán bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 101 - 102)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.3.4.Giải pháp về cán bộ

Thứ nhất, đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ KH, CN nông nghiệp.

Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài theo hướng tạo môi trường làm việc và gắn với lợi ích lâu dài (tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng tương xứng với giá trị chất xám của người lao động), khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ khoa học được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, nhằm phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh.

Chấn chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bố trí hợp lý cán bộ KH, CN, tài năng trẻ, cán bộ đầu đàn của tỉnh. Ưu tiên đào tạo cán bộ KH, CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên 3 lĩnh vực: lao động quản lý, nghiệp vụ kỹ thuật và người trực tiếp sản xuất. Tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ (mỗi xã có ít nhất 2 - 3 cán bộ kỹ thuật) làm nòng cốt hỗ trợ người dân tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới trong trồng trọt và chăn nuôi. Do đó phải:

- Có kế hoạch và chương trình bồi dưỡng thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ KH, CN nông nghiệp, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những thành tựu KH, CN tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp của đất nước và của thế giới để nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở Bến Tre.

- Kết hợp giữa đào tạo với phân bố và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ KH, CN theo hướng gắn giữa nghiên cứu khoa học với thực tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Thứ hai, cần phải có hình thức thích hợp đào tạo nghề cho nông dân.

Để nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cần phải có kế hoạch và dự án cụ thể đào tạo nghề cho nông dân, thiết lập một hệ thống dạy nghề tới xã, xuống tận ấp để mọi người lao động được đào tạo nghề, được trang bị một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật nông nghiệp, để người nông dân chủ động ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động. Vì vậy, cần liên kết chặt chẽ với các trường, viện, các trung tâm đào tạo thuộc hệ thống khuyến nông, nhằm hình thành mạng lưới dạy nghề ngay tại địa phương làng, xã. Chương trình và nội

dung đào tạo nghề cho nông dân phải gắn với thực tế sản xuất từng vùng ở địa phương. Để đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả, tiết kiệm kinh phí, trước hết cần đào tạo cho các đối tượng là học sinh trung học cơ sở, cán bộ kỹ thuật hoặc nông dân có trình độ và uy tín do địa phương cử đi học làm hạt nhân, rồi sau đó về phổ biến lại và nhân rộng mô hình.

Thứ ba, nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn nông thôn tỉnh.

Bến Tre là vùng sâu nghèo khó, trình độ dân trí thấp là nguyên nhân cơ bản gây khó khăn cho việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất. Vì vậy, để phát triển KH, CN và ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cần phải phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn cho người nông dân trên địa bàn. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về việc xóa mù chữ và phổ cập tiểu học ở nông thôn, nhằm nâng cao trình độ dân trí, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, tỉnh cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho vùng nông thôn hẻo lánh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 101 - 102)