Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 35 - 37)

nghiệp ở Trung Quốc

Trung Quốc là một nước đang phát triển có diện tích 9,6 triệu km2, dân số khoảng 1,3 tỷ người (2007), chiếm xấp xỉ 20% dân số thế giới (Website.Trung Quốc, bài: các dân tộc trong lịch sử Trung Quốc, các dân tộc Trung Quốc), có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, phong phú…

Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định: con đường căn bản phát triển nông nghiệp Trung Quốc là lấy khoa học kỹ thuật làm vũ khí; lấy nông nghiệp hiện đại làm chỗ dựa, lấy thị trường để hướng dẫn chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại; lấy khoa học kỹ thuật hiện đại làm nền tảng. Từ đó, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp trong đó có đầu tư cho KH,CN.

Trong phương hướng xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp của Trung Quốc cũng chỉ rõ: “Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, không chỉ trong phát triển và những sản xuất về chủng loại, về sáng tạo kỹ thuật mới, giống tốt, phổ biến kỹ thuật mới, mà còn thể hiện ở mặt bồi dưỡng nhân tài khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Bồi dưỡng nhân tài khoa học kỹ thuật, trước hết cần ổn định số cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp hiện có, sau đó bồi dưỡng nhân tài mới và xây dựng mạng lưới phổ biến khoa học kỹ thuật, cần kết hợp việc nghiên cứu chủng loại, phổ biến kỹ thuật, bồi dưỡng nhân tài, như vậy mới có thể nâng cao nội dung kỹ thuật sản xuất” [58, tr.183].

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, Trung Quốc đã xác định phương hướng nghiên cứu KH, CN nông nghiệp như sau:

“1. Phát triển lợi dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nông nghiệp; 2. Tuyển chọn và bồi dưỡng cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản mới, xây dựng và cải thiện

hệ thống gây nuôi giống tốt; 3. Mở rộng nguồn thực vật, cải thiện cơ cấu bữa ăn của nông dân ở nông thôn và thành phố; 4. Tăng cường xây dựng cơ bản đồng ruộng, xây dựng ruộng cao sản, bị hạn hoặc bị lụt đều được bảo đảm thu hoạch, phát triển kỹ thuật tăng sản tổng hợp nông nghiệp, chăn nuôi, nghề cá cao sản, chất lượng tốt, hiệu quả cao, tiêu hao ít; 5. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật bảo quản và vận tải, gia công, đóng gói và sử dụng tổng hợp nông sản phẩm, phát triển kỹ thuật cơ giới hoá nông nghiệp và nghiên cứu các công trình nông nghiệp; 6. Tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao mới trong nông nghiệp, bao gồm kỹ thuật máy tính, kỹ thuật sinh học và các loại kỹ thuật cao mới khác để phát triển nông nghiệp; 7. Tăng cường nghiên cứu kinh tế học và quản lý khoa học nông nghiệp hiện đại” [58, tr.236].

Cùng với việc tăng cường đầu tư và định hướng nghiên cứu KH,CN trong nông nghiệp, Trung Quốc đã linh hoạt đưa ra những mô hình ứng dụng tiến bộ KH, CN vào thực tế sản xuất đó là: “Chương trình đóm lửa” và các tổ chức hợp tác công ty + nông hộ, hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành.

Về thực chất “Chương trình đóm lửa” là một trong chương trình hành động có mục tiêu, triển khai nghiên cứu và thực hiện các dự án phát triển có trọng điểm của các cấp có luận chứng đầy đủ về mặt thị trường, kinh tế, kỹ thuật, môi trường trên cơ sở áp dụng các thành tựu KH, CN tiên tiến phù hợp với từng địa phương và cơ sở sản xuất. Phương pháp tiếp cận của chương trình này về căn bản là từ dưới lên, tự nguyện, công khai và dân chủ. Theo sự hướng dẫn chung, các cá nhân đơn vị không phân biệt thành phần kinh tế nào, muốn tham gia chương trình phải tự mình đề xuất dự án, phải chứng minh được tầm quan trọng, tính khả thi, tính triển vọng và hiệu quả rõ rệt của dự án. Ở một số địa phương còn tổ chức “đấu thầu” công khai giữa những người đề xuất dự án.

Thành tựu có ý nghĩa chiến lược của “chương trình đóm lửa” là đã đưa được tiến bộ KH, CN vào nông nghiệp, nông thôn, làm cho người nông dân thấy được vai trò và hiệu quả của KH, CN, mở ra những cơ hội cho sự sáng tạo ở các vùng nông thôn.

Trong “chương trình đóm lửa”, đòn bẩy cơ bản là đem KH, CN trức tiếp phục vụ phát triển nông thôn. Tên “đóm lửa” được chọn từ một câu thành ngữ của Trung Quốc. “Từ một đóm lửa nhỏ có thể đốt cháy cả một cánh đồng” với một hàm ý rằng: đóm lửa KH, CN

có thể làm bùng lên cả một cánh đồng kinh tế nông thôn Trung Quốc và KH, CN là động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Trung Quốc.

Để đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc cũng có những sáng tạo trong việc xây dựng các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất trong đó đáng chú ý là các tổ chức kiểu công ty + nông hộ và hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành lấy kỹ thuật làm mối liên hệ.

Tổ chức hợp tác công ty + nông hộ là hình thức tổ chức sản xuất lấy xí nghiệp sản xuất hoặc xí nghiệp tiêu thụ chuyên môn hoá làm trung tâm, dựa vào ưu thế tiền vốn, kỹ thuật, thiết bị, nghiên cứu khoa học và thị trường của công ty để tổ chức các vùng, hộ sản xuất phân tán ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đây là hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả vì nó bao quát quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, gắn lợi ích của nông hộ và công ty, bảo đảm quyền lợi của nông dân.

Kiểu hiệp hội kỹ thuật chuyên ngành được hình thành chủ yếu làm nhiệm vụ truyền bá khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Hiệp hội này lấy sản xuất chuyên ngành làm cơ sở để thu hút những người cùng chuyên ngành vào tổ chức. Loại hiệp hội chuyên ngành này chủ yếu trong lĩnh vực chăn nuôi, cây công nghiệp và cây ăn quả. Đây là loại hiệp hội vừa không đụng chạm đến cơ sở kinh doanh của gia đình, đồng thời lại lấy kỹ thuật có sức hấp dẫn làm sợi dây liên kết nên được các hộ nông dân hưởng ứng. Do vậy, nhờ ứng dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp, nền nông nghiệp Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ từ sau khi tiến hành cải cách kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)