Hiện nay, Bến Tre đã có đề tài nghiên cứu: “Nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất và sản xuất thử nghiệm nuôi cấy mô tế bào”, do Trung tâm ứng dụng KH, CN chủ trì và kỹ sư Trương Thanh Tân chủ nhiệm đề tài. Hướng nghiên cứu của đề tài là: Cấy mô thực vật; nuôi cấy, phân lập và phục tráng men vi sinh. Cấy mô tế bào trên các đối tượng như
cây ăn trái giá trị cao (sầu riêng, nhãn xuồng, chôm chôm nhãn), hoa kiểng cung cấp thị trường.
Nhân giống hay nuôi cấy mô đều là các phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở điều kiện vô trùng. Môi trường có các chất dinh dưỡng thích hợp như muối khoáng, vitamin, các hormone tăng trưởng và đường [xem sơ đồ 2.1, 2.2].
Kỹ thuật nuôi cấy mô cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan từ các mô như lá, thân, hoa và rễ. Trước đây, người ta dùng phương pháp nuôi cấy tế bào và mô thực vật để nghiên cứu về đặc tính cơ bản của tế bào như phân chia, sự di truyền và tác dụng của các hoá chất đối với tế bào và mô trong quá trình cấy mô.
Ngày nay, phương pháp nuôi cấy mô thực vật đã hướng về những ứng dụng thực tiễn, vì nó liên hệ mật thiết với các giống cây trồng, nên phương pháp này được áp dụng nhằm mục đích là tạo được một quần thể lớn và đồng nhất trong một thời gian ngắn với diện tích thí nghiệm nhỏ và có điều kiện lý, hoá kiểm soát được; có nhiều cây con đồng nhất về mặt di truyền từ mô và các cơ quan của cây như: Lóng, thân, phiến lá, hoa, hạt phấn, chồi phát hoa, đế hoa, cánh hoa. Phương pháp này còn làm sạch virus cho cây bằng cách cấy mô phân sinh ngọn, từ đó cải tiến các giống cây trồng bằng CNSH [54, tr.8].
Đây là loại mô hình ứng dụng tiến bộ KH, CN ở Bến Tre trong sản xuất cây trồng (chủ yếu là các loại hoa kiểng) đã cho kết quả cao về hiệu quả kinh tế (hệ số nhân giống cao và giá cả của các cây cũng tương đối cao). Bộ phận cấy mô có thể cung cấp cây giống hoa kiểng theo đặt hàng của người dân.
Sơ đồ 2.1