Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 70 - 74)

Một là: KH, CN đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế thể hiện rõ nét trong lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản và các ngành chăn nuôi. Địa phương đã tập trung nghiên cứu tạo ra và ứng dụng kết quả giống cây trồng, vật nuôi cùng với kỹ thuật thâm canh, xen canh, chuyển đổi mùa vụ… nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6,96%/năm, giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng lên 27,2% so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 63% (so năm 2001), trong đó sản lượng giá tăng do tác động bằng giải pháp KH, CN 36,04% (so năm 2001) [51, tr.11]. Trong công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực phục vụ nông nghiệp, đã tích cực hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị và quản lý chất lượng, xác lập quyền sở hữu về nhãn hiệu hàng hóa. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư đổi mới thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, cung cấp số lượng lớn trang thiết bị, công cụ cho sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những dòng sản phẩm mới có giá trị tăng cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH, CN được đưa vào lĩnh vực bảo quản chế biến nông - lâm - thủy sản và đã triển khai ngày càng được nhân rộng, làm giảm bớt tỷ lệ hao hụt đối với sản phẩm sau thu hoạch, tăng

giá trị của nông sản phẩm, đặc biệt là đối với lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm đông lạnh và thủy sản xuất khẩu.

Hai là: Các công nghệ mới và quy trình kỹ thuật được đưa vào ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, đã làm cho năng suất lao động tăng lên, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao về tính đa dạng của hàng hóa lương thực, thực phẩm trong tỉnh và mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hướng ra xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Việc ứng dụng tiến bộ KH, CN trong sản xuất giống mới đã từng bước góp phần cải tạo nền nông nghiệp vốn lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng kém trở thành một nền nông nghiệp phát triển tương đối cao. Trong canh tác, đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng theo hướng một nền nông nghiệp thâm canh, sản xuất hàng hóa. Hàng trăm qui trình kỹ thuật thâm canh lúa, cây ăn quả, mía…được xây dựng và phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cho cây trồng được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, KH, CN đã tạo bước đột phá về kỹ thuật lai tạo con giống mới, nghiên cứu và đưa vào áp dụng các quy trình chăn nuôi có hiệu quả như chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thời gian nuôi rút ngắn. Quy trình nuôi gà theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi bò thịt hộ gia đình… Đồng thời còn nghiên cứu và xây dựng các tiêu chuẩn ăn cho giống gà, lợn ngoại và lợn lai, quy trình chế biến phụ phẩm nông nghiệp (rơm) làm thức ăn cho trâu bò đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong phòng chữa bệnh cho gia súc, gia cầm đã nghiên cứu và chuyển giao một số vacxin phòng bệnh, vừa kéo dài thời gian miễn dịch và không gây hại cho sức khỏe gia súc, gia cầm.

Những tiến bộ KH, CN trong ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể vào việc cải tạo đàn gia súc, gia cầm, thúc đẩy ngành chăn nuôi của tỉnh Bến Tre phát triển, đưa sản lượng thịt hơi xuất chuồng từ hơn 100 tấn (2000) lên cả ngàn tấn năm 2008 [51, tr.15].

Đối với ngành thủy sản, thành tựu nổi bậc nhất trong việc đưa tiến bộ KH, CN vảo sản xuất đã cho sinh sản nhân tạo một số loài tôm (tôm càng xanh, tôm sú), đồng thời sản xuất, chuyển giao con giống một số loài cá (cá nước mặn, ngọt), cua, nghêu, sò. Đến

năm 2008 toàn tỉnh đã có 69 trại sản xuất giống đảm bảo chất lượng, trong đó có 14 trại sản xuất tôm cành xanh, 4 trại sản xuất cá giống. Các hình thức nuôi tự nhiên, bán công nghiệp, công nghiệp với phương thức nuôi bằng ao, lồng bè đã cho năng suất cao 10 tấn/ha.

Nhiều tiến bộ KH, CN đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế trong lĩnh vực trang bị công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp như việc nghiên cứu, thiết kế chế tạo những máy móc thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở từng vùng trong tỉnh như: máy kéo nhỏ phù hợp với quy mô sản xuất của hộ nông dân; các loại máy làm đất như bánh lồng, cày chảo, cày lưỡi dẹp nhỏ, máy phay đất, máy cắt lúa, rải hàng, máy gặt đập liên hợp cỡ trung và nhỏ, các thiết bị sàng thóc…do các cơ sở sản xuất của nhà nước và tư nhân thiết kế chế tạo và đưa vào sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Từ việc ứng dụng tiến bộ KH, CN trên đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm trong thói quen từ lâu đời của người nông dân, xóa bỏ những rào cản tập quán sản xuất cổ truyền, lạc hậu với kinh nghiệm là chủ yếu đã mạnh dạn nắm bắt, tiếp thu những tiến bộ KH, CN và áp dụng quy trình sản xuất mới trong lĩnh vực sản xuất cây trồng, vật nuôi của tỉnh., đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với nền kinh tế tri thức.

Ba là: Kết quả nghiên cứu KH, CN của tỉnh trong giai đoạn 2002 - 2006, toàn tỉnh đã tổ chức triển khai, thực hiện 112 đề tài, dự án KH, CN. Những năm qua, các đề tài, dự án về ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các giống cây trồng thuộc thế mạnh của tỉnh đã được tiến hành đạt hiệu quả (nghiên cứu sản xuất trái măng cụt sạch, xử lý ra hoa sớm, khắc phục hiện tượng xì mủ, sượng trái và da cám; khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng bằng biện pháp canh tác). Đến năm 2006 - 2007 riêng Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức bàn giao kết quả 78 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học được Hội đồng Khoa học tỉnh nghiệm thu cho các ngành, huyện, thị có liên quan theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhằm tăng cường công tác phổ biến, ứng dụng và nhân rộng nhanh kết quả nghiên cứu KH, CN vào thực tiễn đời sống, sản xuất.

Lĩnh vực nông nghiệp, các ngành đã thông qua hoạt động triển khai đề tài dự án và các chương trình hội thảo khoa học trọng điểm, triển khai tập huấn kỹ thuật xây dựng

mô hình, tổ chức được 1.837 lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho hơn 183.493 lượt người tham dự. Đặc biệt, đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho hơn 3.018 lần sinh hoạt, thu hút 80.122 lượt hội viên tham dự. Riêng chương trình phát triển 4.000ha bưởi da xanh tỉnh Bến Tre đến năm 2010 đã tổ chức tập huấn 93 lớp cho 3.153 lượt người về kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh; thành lập 25 câu lạc bộ khoa học; cung cấp 2.000 tờ bướm về kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi da xanh, 2.000 tờ bướm về phòng trừ sâu, bệnh hại chính trên cây bưởi…[14, tr.7]

Đến nay, Bến Tre đã thực hiện được các chương trình ứng dụng KH, CN trong phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi đó là: 1.Chương trình quản lý phòng, trừ dịch bệnh trên các loại cây ăn quả (lúa, chôm chôm, sầu riêng, xoài, nhãn và cây có múi); 2. Chương trình quản lý phòng, cảnh báo dịch bệnh lông mồm, lở móng trên heo và trâu bò… đã tạo liên kết trên Website của Sở Khoa học và Công nghệ để các nhà vườn truy cập, có thể ứng dụng ngay; 3. Chương trình quản lý, cảnh báo, dự báo bệnh dịch trong việc nuôi tôm sú công nghiệp; 4.Chương trình quản lý, cảnh báo, dịch bệnh trong y tế; 5. Chương trình quản lý, cảnh báo, dự báo xâm nhập mặn, khoáng sản cát lòng sông, môi trường và hệ thống dòng chảy ở tỉnh Bến Tre, góp phần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH, CN vào phòng trừ dịch bệnh cây trồng vật nuôi một cách có hiệu quả.

Bốn là: Phương thức, cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động KH, CN từng bước được đổi mới theo hướng khuyến khích tạo lập phát triển thị trường KH, CN. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước KH, CN ở địa phương được kiện toàn và từng bước phát triển, việc phân công phân cấp quản lý phối hợp thực hiện nhiệm vụ KH, CN ở các ngành và địa phương được chặt chẽ và rõ ràng hơn. Cơ chế tuyển chọn tổ chức cá nhân chủ trì đề tài, dự án thực hiện dân chủ công khai. Chủ động tăng cường đến cơ sở, khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức cá nhân tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ KH, CN.

Việc triển khai các chương trình, đề tài, dự án, KH, CN có trọng tâm, trọng điểm và bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Một số đề tài dự án mang tính đột phá dẫn đường, đã làm tiền đề cho các chương trình dự án kinh tế phát triển, làm cầu nối giữa nghiên cứu KH, CN với thực tiễn sản xuất. Tạo tiền đề cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc

xác định “nội dung liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà doanh nghiệp” trong công tác chuyển giao công nghệ.

Năm là: Tiềm lực KH, CN tiếp tục được tăng cường cả nhân lực và vật lực, đầu tư ngân sách cho KH, CN được gia tăng hàng năm. Cuối năm 2005, tổng số nhân lực KH, CN của tỉnh Bến Tre 1.349 người bao gồm số lao động làm việc trong các tổ chức KH, CN và số lao động có trình độ thạc sỹ trở lên làm việc trong các đơn vị nhà nước ngoài tổ chức KH, CN. Phân theo trình độ gồm: tiến sỹ 5 người (làm việc ngoài tổ chức KH, CN 3 người), thạc sỹ 78 người (trong đó có 37 người làm việc ngoài tổ chức KH, CN), chủ yếu các cơ quan hành chính sự nghiệp; đại học 673 người; cao đẳng 63 người; trung học chuyên nghiệp 316 người; công nhân kỹ thuật 76 người và chưa qua đào tạo 135 người. Tổng số đơn vị KH, CN là 52 đơn vị, trong đó có 32 tổ chức KH, CN, 16 Hội đồng KH, CN cơ sở và 4 tổ chức KH, CN trong các doanh nghiệp [14, tr.15]. Vì vậy, việc tham mưu cho tỉnh cụ thể hóa ban hành cơ chế chính sách, quy định có liên quan về quản lý, khuyến khích, hỗ trợ có bước tiến bộ đáng kể. Nhờ các cơ chế chính sách khuyến khích, thông thoáng, kịp thời cùng với các hoạt động hỗ trợ và các giải pháp khác đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho KH, CN, nhất là đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ của các doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 365.883 triệu đồng.

Do đó, trình độ nhận thức và trình độ ứng dụng KH, CN của nhân dân ngày càng được nâng lên, tạo ra một lực lượng sản xuất mới với những con người có lao động kỹ thuật, từng bước làm chủ những công nghệ tiên tiến và hiện đại, tạo điều kiện để các tiến bộ kỹ thuật đến với sản xuất nhanh hơn, từ đó làm cho hoạt động KH, CN ngày càng được xã hội hóa hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 70 - 74)