Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất rau, hoa Đà Lạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 33 - 34)

Đà Lạt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vụ khoa học - công nghệ, đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao thì ở Thành phố Đà Lạt có 40.000ha, trong đó sản xuất rau 500ha, hoa 200ha, còn lại là diện tích dùng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chè, cà phê, cây ăn quả…. Mô hình sản xuất rau an toàn được sản xuất theo hai dạng - công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ - công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Mô hình này đã được triển khai tổng số khoảng 20ha ở công ty TNHH Kim bằng 7ha, công ty TNHH Trang Food: 3ha, các hộ nông dân 10ha. Về hoa, trồng trong nhà có mái che plastic là 260ha/650 ha trồng hoa (như trồng hoa cao cấp), trong đó của nông dân 80ha sản luợng 200.000 cành và xuất khẩu 20.000 cành, tiêu thụ trong nước 18.000cành/ ngày. Đây là mô hình sản xuất hoa có hiệu quả rất cao, lãi ròng từ trồng hoa cúc với công nghệ nhà sáng đạt trên 28 triệu đồng/1000m2, công nghệ nhà lưới đạt 17,9 triệu đồng, 12 triệu đồng với phương thức truyền thống ngoài trời. Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa cao cấp có quy mô

24ha, trong đó 15ha nhà kính và 2ha nhà bằng thép. Hiện nay, với việc sản xuất hoa công nghệ cao như vậy đã đưa xuất khẩu đạt 55%, trong đó 90% sang thị trường Nhật Bản, mang lại nguồn thu rất cao cho nông dân Thành phố. Đây là mô hình sản xuất có hiệu quả cần nhân rộng đối với những thành phố có khí hậu và nhiệt độ tương tự [10, tr.1].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 33 - 34)