Các phương tiện về giao thông vận tả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 54 - 55)

- Dịch vụ vận tải hàng hoá: Xây dựng cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, hiện đại, như các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải đều được đầu tư, thay mới cơ bản

đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá cho nông dân. Chất lượng vận tải được nâng cao, đảm bảo độ an toàn giao thông cũng như tính văn minh, thẩm mỹ trong kinh doanh vận tải; đặc biệt tại các bến phà, bến xe của tỉnh thời gian qua đã không ngừng được cải tiến khâu phục vụ từ hình thức đến nội dung, là một trong những ngành dịch vụ có chất lượng phục vụ cao của tỉnh. Vận tải hàng hoá tăng bình quân 9,16% - 10% ( khối lượng vận tải - tấn).

- Về giao thông nông thôn: Ứng dụng công nghệ làm đường vải địa kỹ thuật chất lượng cao trong xây dựng giao thông nông thôn. Kết hợp công nghệ này với phong trào giao thông nông thôn theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phát triển mạnh, nhất là phong trào nhựa hoá và bê tông hoá các tuyến đường xã, thôn ấp và xoá cầu khỉ, góp phần làm đẹp bộ mặt nông thôn và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá được thông suốt và giao lưu phát triển kinh tế nông nghiệp giữa các vùng trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã nhựa hoá được 1.888 km đường nông thôn, tỷ lệ đường nhựa của tỉnh đạt 56,8% và xây dựng mới 1.471 cầu/tổng chiều dài 30.947 m, với tổng kinh phí 735,6 tỷ dồng, trong đó nhân dân đóng góp 153,2 tỷ đồng và 1,65 triệu ngày công lao động. Ngoài ra, đã hoàn chỉnh dự án khởi công cầu Hàm Luông vào giữa năm 2007, đầu năm 2009 khánh thành và đưa vào hoạt động cầu Rạch Miễu với công nghệ dây văng. Tiếp tục đưa công nghệ hiện đại vào xây dựng, hoàn thành và nâng cấp các tỉnh lộ, phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành, nâng cấp các tuyến đường huyện lộ trọng yếu cũng với công nghệ tương tự [57, tr.112].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 54 - 55)