Phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng Đối với cây lúa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 60 - 63)

Đối với cây lúa

Bến Tre ứng dụng mô hình “sản xuất lúa theo hướng bền vững” áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp như:gieo sạ đồng loạt, né rầy, giảm lượng giống, bón phân cân đối, sử dụng thuốc theo “4 đúng”, đã giảm được chi phí đầu tư, hạn chế dịch hại đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, gia tăng hiệu quả kinh tế. Vì lúa thường xảy ra các giai đoạn bệnh sau sạ như:

Giai đoạn lúa 30 - 35 ngày sau sạ sẽ xuất hiện sâu cuốn lá rãi rác với mật số 5-10 con/m2, rầy nâu xuất hiện không đáng kể, theo khuyến cáo nên phun thuốc 2 lần. Cũng trong giai đoạn này, bệnh đạo ôn xuất hiện tỷ lệ 5 - 10%, cấp bệnh 1 - 3, nguyên nhân là

do sạ dày và bón phân mất cân đối. Biện pháp khắc phục là hạn chế sạ dày và bón phân cân đối.

Giai đoạn lúa 50-55 ngày sau sạ, do thiếu nước nên một số ruộng xì phèn, lúa kém phát triển và gây ra bệnh, nhất là bệnh đạo ôn, vì vậy phải sử dụng Azomite nhằm phòng trừ dịch bệnh để lúa phát triển tốt.

Vào cuối vụ, lúa khoảng 70-75 ngày (giai đoạn ra bông), một số ruộng sử dụng giống như OM 6561, OM 4900 mật độ rầy tăng cao 5000 - 7000 con/m2, do đó phải thay đổi giống thích ứng với khả năng kháng rầy và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo (tuỳ theo mức độ dịch hại trên đồng).

Hiện nay, Bến Tre bước đầu nghiên cứu ứng dụng và xây dựng mô hình điểm trên cơ sở chuyển giao đề tài “Xây dựng mô hình phòng trừ sâu rầy hại lúa bằng chế phẩm sinh học từ nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana trong thâm canh lúa chất lượng cao”. Đây là mô hình ứng dụng được thực hiện tại huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm với 12 mô hình, tổng diện tích 48 ha. Ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ sâu rầy trong việc thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre, đã giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Song, điều đặc biệt là ứng dụng chế phẩm sinh học giúp bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mô hình lúa - cá, lúa - tôm tại Bến Tre.

Trong năm 2007 - 2008, để duy trì và phát huy hiệu quả thuốc vi nấm trên diện rộng, UBND tỉnh tiếp tục ban hành quyết định số 1343/QĐHC-CTUBND ngày 17/9/2007 và quyết định số 535/QĐHC-CTUBND ngày 28/5/2008 về việc phê duyệt dự toán kinh phí phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá bằng thuốc sinh học trên lúa vụ Hè thu - Mùa năm 2007 với kinh phí 651.760.000đ và năm 2008 là 667.900.000đ. Trong 2 năm này vùng mạ mùa của huyện Ba Tri cũng được ưu tiên hỗ trợ với gần 1.000ha mạ được cấp thuốc vi nấm để phun. Chế phẩm sinh học phòng trừ rầy nâu hại lúa Ometar trong năm 2007 - 2008 đã triển khai tại các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại , với tổng diện tích lúa phun thuốc sinh học là 8.825 lượt/ha và 1.000 lượt/ha trên lúa thơm vùng dự án nâng cao chất lượng cây - trồng vật nuôi tỉnh Bến Tre tài trợ [35, tr.15].

Nhiều hộ nông dân đã ứng dụng WEHG-chế phẩm sinh học trong phòng trừ dịch bệnh, đã từng bước ngăn ngừa sâu rầy, bọ hút, cào cào, rệp sáp, rầy nâu và các loại côn trùng khác, chặn đứng bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá rất có hiệu quả, giảm đuợc chi phí sản xuất, nâng cao được chất lượng thương phẩm hàng hoá nông sản. Hiện hơn 200ha đã được sử dụng chế phẩm này có khả năng kháng dịch bệnh và cho năng suất rất cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân trong tỉnh.

Cây ăn quả

Notan 2,8EC với hoạt chất Beta-Cyfluthrin 2,8% là thuốc trừ sâu thế hệ mới thuộc nhóm pyrethroid, có tác động diệt mầm bệnh, vô hiệu hoá và tiêu diệt mạnh làm cho côn trùng khó kiểm soát như rầy nâu, bọ xít, nấm hại trên cây ăn quả, được đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Với cơ chế hoạt động mạnh, thuốc có thể truy sát tận nơi diệt sâu vẽ bùa hại cam quýt, đồng thời còn điều trị nhiều loại sâu ăn lá, sâu tơ, sâu xanh, rệp các loại, nhưng lại rất an toàn với người và môi trường. Sản phẩm này có độ độc nhóm 3 nên phân huỷ rất nhanh, thời gian cách ly là 7 ngày sau đó có thể mang sản phẩm ra thị trường mà không lo ngại thuốc ngấm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm. Đến nay, thuốc đã được Chi cục Bảo vệ thực vật chuyển giao cho nông dân đưa vào sản xuất trên các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày đạt hơn 90% diện tích sử dụng và đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn [42, tr.11].

Hoa màu

Phần lớn, người nông dân được tập huấn kỹ thuật ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất như dùng chế phẩm từ thực vật tỏi, gừng và rượu pha trộn sau đó phun lên hoa màu khi có sâu bệnh. Đây là chế phẩm rất an toàn cho người tiêu dùng và tạo được dinh dưỡng cao đối với sản phẩm (rau sạch), được người tiêu dùng ưa chuộng, chí phí thấp, lợi nhuận cao hơn so với sử dụng phân, thuốc hoá học. Ngoài ra, người nông dân còn ứng dụng công nghệ phủ bạc nông nghịêp khi trồng, hạn chế, ngặn chặn sâu bệnh phát sinh. Đây là mô hình trồng rau sạch không sử dụng thuốc trừ sâu và chế phẩm hoá học. Hầu hết diện tích trồng hoa màu ở Bến Tre đều sử dụng công nghệ này, giúp bà con

nông dân trong tỉnh an tâm sản xuất, vì đã phòng ngừa được dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 60 - 63)