Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phát triển cây trồng, vật nuôi gắn với nhu cầu nội địa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 86 - 88)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.1.2.1.Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phát triển cây trồng, vật nuôi gắn với nhu cầu nội địa

Tăng cường thực hiện các chương trình mục tiêu: chương trình phát triển kinh tế dừa, cây ăn quả, chăn nuôi, thủy sản phục vụ tiêu dùng nội địa.

Thứ nhất, chương trình phát triển cây ăn quả, tỉnh Bến Tre sẽ hình thành khoảng 20.000 ha vườn trái cây chuyên với 4 chủng loại chủ lực là bưởi da xanh, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm và khoảng 23.000 - 26.000 ha vườn hỗn hợp, vườn xen canh, trên đó khai thác tổng hợp sản phẩm hàng hóa trái cây, kết hợp du lịch sinh thái, đồng thời cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh.

Đưa nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến, cơ giới hóa vào sản xuất để hiện đại hóa nông nghiệp, ổn định về mặt kỹ thuật trồng lẫn xử lý sau thu hoạch, xây dựng tiêu chuẩn GAP nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả sản xuất, gắn kết chặt chẽ giữa tồn trữ, bảo quản, chế biến, tiếp thị với các trung tâm tiêu thụ trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc.

Thứ hai, chương trình phát triển kinh tế dừa, ổn định vùng dừa chuyên 40.000 ha theo hướng tăng cường thâm canh, phòng trừ dịch hại tổng hợp, kết hợp với việc khai thác tiềm năng kinh tế vườn dừa: trồng xen ca cao và các loại cây ăn quả, khai thác thủy sản mương vườn…nhằm đa dạng hóa nguồn sản phẩm, cung ứng ổn định nguyên liệu sản phẩm từ dừa, ca cao cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, các tỉnh trong nước.

Thứ ba, chương trình phát triển chăn nuôi, đưa nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, nhằm cải thiện chất lượng nuôi và chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy mô tập trung, đồng nhất. Khuyến khích và có chính sách phát triển nuôi heo, bò và gia cầm quy mô bán công nghiệp, công nghiệp, hình thành trang trại liên hợp chăn nuôi - thức ăn - gia súc - trồng trọt (kể cả sản xuất giống và nuôi thịt gia công), gắn kết chặt chẽ với thị trường, cơ sở chế biến lớn tại các trung tâm tiêu thụ trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ tư, chương trình phát triển thủy sản, tỉnh Bến Tre sẽ phát triển các loại hình nuôi: tôm nước lợ, mặn theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp, quảng canh cải tiến; nuôi tôm - rừng, tôm - lúa; nuôi nghêu sò bãi triều; nuôi cá nước ngọt dưới dạng cồn bãi; mở rộng diện tích nuôi ao đầm trong khu vực thổ cư, tiến đến mô hình nuôi tập trung quy mô trung bình tại các vùng trũng chân giồng; nghiên cứu khả năng nuôi bè ngoài

khơi. Ứng dụng nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến, xây dựng các quy trình tiêu chuẩn hóa SQF, COC, GAP nhằm đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường thủy vực, cải thiện chất lượng nuôi và chất lượng sản phẩm - quy cách đồng nhất, gắn với thị trường qua các chợ đầu mối, cơ sở chế biến, chợ vựa tại các trung tâm tiêu thụ trong tỉnh, các tỉnh Miền Đông và thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, tiềm năng nông sản hàng hóa của tỉnh Bến Tre không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà còn vươn ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 86 - 88)