Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 26 - 29)

tầng cho nông nghiệp

Cơ điện nông nghịêp chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Các thành tựu KH, CN về cơ điện nông, lâm nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất, giảm chi phí lao động, tăng giá trị nông sản hàng hoá. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) của Đảng về đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đã nhấn mạnh vai trò cơ giới hoá, điện khí hoá… là những nhiệm vụ trọng tâm.

Trong công cụ lao động (cơ khí hoá, điện khí hoá…)

Về cơ giới hoá trồng trọt: Theo số liệu của Cục Chế biến nông, lâm sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2004, sản xuất nông nghiệp đã trang bị được gần 310 nghìn máy kéo các loại, gấp 9,5 lần so với năm 1990. Tổng động lực dùng trong nông, lâm, ngư nghiệp đã đạt gần 22 triệu mã lực, bình quân trang bị động lực trên đơn vị diện tích gieo trồng đạt gần 1 kW/ha. Diện tích cây hàng năm cày bừa bằng máy là 67%, trong đó cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 90%, Đông Nam Bộ gần 70%. Việc phòng trừ sâu bệnh được tăng cường, số luợng bơm thuốc trừ sâu có động cơ khoảng 37 nghìn chiếc. Cơ giới hoá thu hoạch phát triển nhanh, số lượng máy đập tuốt lúa đạt khoảng 550 nghìn chiếc, gấp 10 lần so với 1990, trong đó có trên 100 nghìn máy đập lúa liên hợp, tỷ lệ cơ giới hoá khâu đập tuốt lúa đạt trên 80% tổng diện tích thu hoạch, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 95% [44, tr.11].

Về cơ giới hoá chăn nuôi: Thời gian qua có bước phát triển tương đối khá, chủ yếu là cơ giới hoá chế biến thức ăn chăn nuôi. Tính đến cuối năm 2004, số lượng máy nghiền có khoảng 44.343 chiếc, gấp 20 lần so với năm 1990 [44, tr.12]. Nhiều nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi được xây dựng. Các cơ sở này chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh với trang thiết bị hiện đại, chế biến nhiều loại thức ăn tổng hợp. Các trại chăn nuôi quy mô lớn đã áp dụng cơ giới hoá các khâu vệ sinh chuồng trại, cung cấp thức ăn, nước uống và cơ giới hoá ấp trứng.

Cơ giới hoá vận chuyển nông thôn phát triển nhanh. Hiện có khoảng 22 ngàn ôtô tải các loại và trên 20 ngàn tàu thuyền gắn máy, có thể bảo đảm trên 80% khối lượng công việc vận chuyển ở nông thôn, cơ bản giải phóng lao động bằng chân tay cho người lao động…

Điện khí hoá nông nghiệp: Tổng lượng điện cung cấp cho nông nghiệp đạt trên 2 tỷ kWh chủ yếu dùng cho tưới tiêu và chế biến nông, lâm sản. Hiện cả nước có số hộ dùng điện đạt trên 80%. Đồng bằng sông Hồng đạt 100% số xã có điện. Tốc độ điện khí hoá nông thôn tăng nhanh. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn động cơ điện công suất 1 - 10 kW phục vụ chế biến quy mô nhỏ hộ gia đình. Đặc biệt những năm gần đây ở vùng sâu, vùng xa máy phát thuỷ điện nhỏ phát triển nhanh, nhiều nơi đã lắp đặt hàng trăm trạm thuỷ điện công suất 20-100 kW phục vụ sản xuất và sinh hoạt [44, tr.12].

Đối với lâm nghiệp: Chỉ tính riêng trên 400 lâm trường quốc doanh đã trang bị gần 1 triệu mã lực, bao gồm ôtô, máy kéo, ca nô, tàu thuyền, động cơ nổ các loại. Tính trung bình trong cả nước, số máy kéo lớn là 0,12 chiếc/ hộ. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu bảo quản hạt giống, lai tạo giống, phòng trừ sâu bệnh, khai thác vận chuyển gỗ đạt 60 - 75%. Các khâu còn lại như làm đất, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng có tỷ lệ cơ giới hoá rất thấp, chỉ đạt 5 - 6%... [44, tr.12].

Trong chăm sóc (thủy lợi, phân bón …)

Về thuỷ lợi hoá: Thời gian qua, Việt Nam đã đầu tư khá lớn cho việc xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Cũng theo số liệu của Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 22.548 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ trong đó có 22.469 công trình thuỷ nông. Số luợng máy bơm nước các loại có khoảng 1,39 triệu chiếc, gấp 7,9 lần so với năm 1990. Nhờ vậy đã bảo đảm tưới tiêu cho khoảng 80% diện tích đất canh tác, trong đó Đồng bằng sông Hồng đạt 86,7% [44, tr.11-12]. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có số lượng công trình và năng lực tưới tiêu phát triển nhất.

Về khâu phân bón: Những năm gần đây sản xuất nông, lâm nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục, mức tăng bình quân hàng năm đạt 4,5%, cao hơn nhiều mức tăng của các thời kỳ trước đó. Tốc độ phát triển bình quân của ngành nông nghiệp

giai đoạn 2000 - 2005 vào khoảng 4,5%/năm. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, tiêu thụ phân bón hoá học ở Việt Nam cũng tăng mạnh. Nếu như tổng lượng dinh dưỡng (N +P2O5 + K2O) sử dụng năm 1999/2000 là 2.234,0 ngàn tấn, thì năm 2004/2005 là 2.708,1 ngàn tấn, tức 7,0 lần so với năm 1999/2000 [23, tr.255].

Như vậy, đối với phân khoáng (phân vô cơ, phân hoá học) người nông dân đã sử dụng mỗi năm tới khoảng trên 5 triệu tấn phân bón vô cơ quy chuẩn, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, cung ứng.

Từ những ứng dụng trên, có thể khái quát một số điểm nổi bật của KH, CN trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp như sau:

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nước tiên tiến đã tiến hành nghiên cứu thiết bị chế tạo và đưa vào sản xuất hệ thống di động và máy làm đất cỡ nhỏ liên hợp với máy kéo 2 bánh 4 - 12 mã lực như máy kéo thuyền. phay lồng, cày diệp, cày đĩa… phục vụ khâu cơ giới hoá làm đất quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện đồng ruộng Việt Nam.Từ những mẫu máy thiết kế đầu tiên của các cơ quan nghiên cứu khoa học, ngành cơ khí địa phương đã tổ chức sản xuất hàng loạt, phục vụ cho nhu cầu làm đất bằng cơ giới ở địa phương.

Công nghệ và thiết bị sản xuất mạ thảm trên khay: Đã nghiên cứu xây dựng quy trình và hệ thống thiết bị cơ giới hoá toàn bộ quá trình sản xuất mạ khay theo hướng sản xuất mạ hàng hoá. Kết quả thử nghiệm tại các mô hình trình diễn ở Từ Sơn - Bắc Ninh, Yên Thành - Nghệ An cho thấy sản xuất lúa từ mạ thảm trên khay sẽ chủ động được mạ cấy, không bị ảnh hưởng của thời tiết, tiết kiệm được 15 - 20% chi phí làm mạ (chi phí đất, phân, giống, nước), tăng năng suất lúa từ 10 - 15% [44, tr.16]; giảm cơ bản mầm bệnh, tạo tiền đề cho thay đổi tập quán làm mạ từ mạ sang làm mạ thảm để tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá khâu cấy hiện có.

Nghiên cứu ứng dụng nhiều kiểu cỡ bơm nước tưới tiêu nội đồng cho sản xuất nông nghiệp, thử nghiệm thành công những mẫu bơm hướng trục cỡ vừa và nhỏ (250 - 1500m3/h), sử dụng phổ biến trong sản xuất, cũng như hàng chục mẫu bơm nước trục

xiên, bơm ly tâm, bơm hỗn lưu, bơm thuyền, trạm bơm nổi công suất vừa và nhỏ thích hợp cho các địa hình khác nhau.

Đối với kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hệ thống thiết bị tưới phun mưa, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất cây giống,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)