Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khâu sau thu hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 31 - 33)

hoạch

Về bảo quản nông sản: Đã triển khai và đi vào sản xuất các công nghệ và thiết bị bảo quản nông sản thực phẩm phù hợp, đặc biệt là các loại máy sấy nông sản với nhiều cỡ khác nhau như máy sấy hạt dạng tĩnh, máy sấy tháp, máy sấy buồng phục vụ cho nhiều đối tượng, nhờ vậy đã giảm được tổn thất từ 13 - 16% (năm 1994) xuống 7,25% - 11,90% năm 2002 đối với thóc, từ 20 - 30% xuống 15% đối với cây có củ và rau quả. Thông qua việc áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến (CA, AM, bảo quản lạnh…) đã nâng cao được chất lượng và giá trị nông sản hàng hoá, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho cộng đồng cũng như an ninh lương thực quốc gia [61, tr.201- 203].

Chế biến

Chế biến nông, lâm sản: Theo Cục chế biến nông lâm sản và nghề muối, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ 81,4 ngàn tỷ đồng năm 2000 tăng lên 107 ngàn tỷ đồng năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng 6,3% năm. Nhiều ngành có mức tăng trưởng cao. Giá trị sản lượng cơ khí chế biến so với giá trị sản lượng nông nghiệp tăng khoảng 40%. Hiện cả nước có 5.000 cơ sở chế biến gạo, 75 cơ sở chế biến chè, 43 cơ sở chế biến đường, 50 cơ sở chế biến cà phê và 13 doanh nghiệp nhà nước chế biến rau quả, đã hình thành một ngành công nghiệp chế biến có công nghệ và thiết bị tiên tiến. Ngoài ra còn có hàng trăm ngàn máy chế biến cở nhỏ của các hộ gia đình ở nông thôn với tổng công suất 2,5 triệu mã lực [44, tr.12].

Chế biến lâm sản, hiện có khoảng 1.200 cơ sở chế biến thuộc các hợp tác xã, hộ gia đình nằm rải rác khắp các vùng. Các cơ sở này được trang bị các loại máy như máy băm dăm tre, dăm gỗ, ép dầu, chưng cất dầu, máy làm ván ép… với tổng công suất khoảng 50.000 kW, sản lượng chế biến 10 - 15 ngàn tấn/năm [44, tr.13].

Công nghệ và dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến hạt giống cây lương thực, nông sản có giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn Việt Nam, giá thành đầu tư thấp chỉ bằng 30% so với ngoại nhập, thời gian thu hồi vốn nhanh khoảng 2 - 3 năm. Nhờ có các dây chuyền chế biến này mà hàng năm tiết kiệm được 3.000 tấn hạt giống không đủ phẩm chất làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm gần 1.000 tấn hạt không đủ phẩm chất gieo vãi lãng phí trên đồng ruộng, làm tăng năng suất mang lại hiệu quả cho nền nông nghiệp nước ta [44, tr.17].

Nghiên cứu thiết kế chế tạo công nghệ và thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi dạng viên chất lượng cao, đã chuyển giao hàng loạt dây chuyền thiết bị công suất 5 - 10 tấn/h có hệ thống điều khiển tự động toàn bộ các khâu, chất lượng sản phẩm không thua kém nhập ngoại, giá thành đầu tư chỉ tương đương 30 - 50% so với nhập ngoại, phù hợp với các cơ sở sản xuất quy mô tập trung, cạnh tranh được với các dây chuyền thiết bị liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hiện có ở Việt Nam.

Bước đầu phát triển các hệ thống thiết bị tiên tiến phục vụ chăn nuôi gia súc , gia cầm tập trung kiểu công nghiệp như hệ thống thiết bị nhà lồng cho gà, cơ giới hoá chuồng trại chăn nuôi lợn, bò…Những thiết bị này đều có ưu điểm so với nhập ngoại như quy mô phù hợp, giá thành thấp, tạo điều kiện mở rộng và phát triển ngành chăn nuôi tập trung công nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 31 - 33)