Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong vật nuôi Một là, đối với gia súc, gia cầm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 96 - 97)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.2.2. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong vật nuôi Một là, đối với gia súc, gia cầm.

Một là, đối với gia súc, gia cầm.

Sản xuất và cung ứng giống: Trước năm 2012, xây dựng và hoàn chỉnh Trung tâm Giống vật nuôi cấp tỉnh, đảm nhiệm xây dựng đàn giống cơ bản (GP,P), sản xuất tinh cong rạ đối với heo và bò, tổ chức các vệ tinh nhân giống gia công, chuyển giao, lập phả hệ cho đàn giống cơ bản, kiểm định, phê chuẩn ngoại hình, gieo tinh nhân tạo, khảo sát các giống mới xuống các huyện, đặc biệt chú trọng 2 địa bàn:

Huyện Ba Tri, đưa địa bàn thành một trong những vùng có giống bò quan trọng tiếp cận cấp quốc gia.

Huyện Mỏ Cày, xây dựng vùng giống heo tập trung, kể cả nhân giống gia công cho các địa phương khác trong tỉnh.

Về ứng dụng KH, CN: Ứng dụng các giải pháp tích cực và đồng bộ để hạ giá thành thức ăn, sử dụng thức ăn hợp lý, hỗ trợ các hộ dân nuôi công nghiệp trong việc trang bị các máy phối trộn thức ăn. Cải thiện mạng lưới thú y từ cấp huyện đến cấp xã; tăng cường năng lực và hệ thống cộng tác viên cho phòng kỹ thuật của Chi Cục thú y và Trạm Thú y cấp huyện. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công tác dịch vụ kỹ thuật và thú y cùng các cơ sở vật chất kèm theo. Nghiên cứu cải thiện quy trình nuôi và công tác quản lý chung (quy cách chuồng trại, cơ giới hóa phối chế thức ăn gia súc và Premix, vệ sinh phòng dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật…) và tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình mẫu, tham quan, kỹ thuật ứng dụng.

Hai là: đối với thủy sản.

Về sản xuất và cung ứng giống: Xây dựng một Trung tâm giống cấp tỉnh tại huyện Bình Đại và các trạm, trại ở các huyện thị, chịu trách nhiệm thử nghiệm những tiến bộ trong công nghệ sản xuất giống, chuyển giao kỹ thuật và sản xuất một phần Post Larvae, cá bột, chuyển giao kỹ thuật cho các trại kết hợp với công tác quản lý, kiểm tra, kiểm định chất lượng giống. Đồng thời xây dựng 1 - 2 điểm tập trung trại giống/huyện

với quy mô 5 - 10ha/điểm, tương đương với 10 - 30 trại/điểm (ba huyện vùng biển như: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và quy mô 2 - 5ha/điểm, tương đương 5 - 15 trại/điểm (các huyện vùng ngọt và ngọt hóa), có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống trại ương tư nhân vệ tinh.

Về ứng dụng KH, CN: Tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi, xây dựng tổ chức khuyến ngư gắn với cơ sở sản xuất nhằm trực tiếp truyền đạt, tập huấn kỹ thuật sản xuất nuôi trồng – đánh bắt theo nhiều phương thức: đào tạo tập trung và đào tạo tại chỗ. Các lĩnh vực kỹ thuật cần chú trọng là: quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh, bổ sung thức ăn tổng hợp, rãi vụ thu hoạch, xây dựng quy trình nuôi cho từng vùng cụ thể, đào tạo đánh bắt có tổ chức phân công theo đoàn và sử dụng các công cụ hiện đại trong việc định vị, tầm ngư, phổ biến các loại nghề đánh bắt mới…Đồng thời nhân rộng các mô hình mẫu, tập hợp và tổ chức lực lượng kỹ sư - kỹ thuật viên hiện hoạt động trên địa bàn, hình thành mạng lưới tư vấn về kỹ thuật nuôi. Xây dựng chuẩn SQF, COC, GAP cho một số trang trại nuôi công nghiệp, và nhân rộng ra các hộ dân sau năm 2015.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)