Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 37 - 40)

nghiệp ở Thái Lan

Thái Lan rất chú ý đầu tư vào công tác nghiên cứu, triển khai nông nghiệp nhằm giúp nông dân các kiến thức sản xuất, tiếp cận thị trường nông sản trong nước và thế giới. Chính phủ Thái Lan đã cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở từng vùng. Cả nước Thái Lan có 6 trung tâm nghiên cứu về cây trồng vật nuôi đặt ở

các vùng. Nhiệm vụ của các trung tâm này là nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi để đưa vào sản xuất trong vùng; chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân huấn luyện đào tạo nghề cho các tầng lớp nhân dân trong vùng. Chi phí cho nghiên cứu được Chính phủ tài trợ. Các tầng lớp thanh niên đến trung tâm học nghề không phải nộp học phí và được nhà nước đài thọ. Công tác khuyến nông để đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất cũng rất được chú ý. Chính phủ đã chi cho công tác triển khai nông nghiệp lớn hơn gấp 1,7 lần so với công tác nghiên cứu. Các nguồn chi nghiên cứu triển khai nông nghiệp được tập trung cho các nông sản xuất khẩu có giá trị và vị trí chiến lược đối với nền kinh tế. Cục triển khai nông nghiệp Thái Lan (DOAE) là cơ quan khuyến nông hoạt động có hiệu quả của nhà nước. Cơ quan này hàng năm sử dụng nguồn kinh phí 1.358 triệu bạt (54 triệu USD) cho công tác khuyến nông. Cơ quan khuyến nông không chỉ triển khai các kỹ thuật mới thông qua tham quan, đào tạo mà còn sản xuất một khối lượng lớn các loại hạt giống mới cho nông dân trong hầu hết các vụ sản xuất chính. Từ những cách làm đó đã đưa nền nông nghiệp Thái Lan trở thành một nền nông nghiệp lớn, một cường quốc về xuất khẩu gạo của thế giới.

Xuất phát từ nhận thức vai trò của tiến bộ KH, CN đối với sự phát triển nông nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Bến Tre tích cực đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KH, CN với hướng ưu tiên phát triển KH, CN trong từng giai đoạn, phù hợp đặc điểm từng vùng trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, Tỉnh ủy, Ủy ban giữ vai trò quan trọng ở việc xác định chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp phù hợp với từng thời kỳ phát triển, đồng thời hình thành hệ thống chính sách đồng bộ đối với nông nghiệp như chính sách về vốn, chính sách thu hút nguồn nhân lực, chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ KH, CN trong nông nghiệp.

Thứ hai, cần phải có chiến lược phát triển KH, CN phù hợp, trong đó xác định rõ các hướng ưu tiên phát triển KH, CN nông nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt chú ý lựa chọn các tiến bộ KH,CN phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, kể cả thị trường nước ngoài về các loại nông sản hàng hóa, sản phẩm của việc ứng dụng những tiến bộ KH, CN đó.

Thú ba, cần phải nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH, CN tới người nông dân. Các hình thức chuyển giao này phải luôn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng lĩnh vực, đặc biệt là phải phù hợp với điều kiện, trình độ của người nông dân. Vì vậy, các chương trình, kế hoạch KH, CN và cơ chế chính sách phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa người nghiên cứu, người chuyển giao với người sử dụng các thành quả của việc nghiên cứu, chuyển giao đó. Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre.

Thứ tư, vận dụng tiến bộ KH, CN vào sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, bởi vì việc đưa tiến bộ KH, CN vào sản xuất sẽ tăng năng suất cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng dễ gây tác động xấu cho môi trường như làm ô nhiễm môi trường, giảm tính năng đa dạng sinh học của tự nhiên, làm mất cân bằng sinh thái từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống và sự phát triển kinh tế một cách bền vững của con người.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)