- Nguyên nhân chủ quan:
3.2.1.2. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất vật nuô
đó tái sinh ra cây biến đổi gen.
Với kỹ thuật chuyển gen như trên cho phép tạo ra hàng loạt giống cây biến đổi gen có năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Phương pháp này nên ứng dụng đối với các loại cây có lợi thế và giá trị kinh tế cao ở Bến Tre.
Thứ sáu, công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật và công nghệ chuyển gen không chỉ được áp dụng vào công tác tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, sản phẩm tốt mà còn được áp dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học có gía trị kinh tế. Vì vậy, nên đưa
công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật để sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị vào nghiên cứu, ứng dụng tại Bến Tre. Vì, hiệu suất sản xuất các chế phẩm bằng công nghệ nuôi cấy tế bào thường cao hơn từ 2 đến hàng chục lần so với cây toàn vẹn nên có giá trị kinh tế cao.
3.2.1.2. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất vật nuôi nuôi
Để cải tạo giống vật nuôi có năng suất cao, cho phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái vùng chăn nuôi của tỉnh, ngoài các phương pháp truyền thống như phương pháp lai tạo, thụ tinh nhân tạo…thì các phương pháp hiện đại cũng phải được nghiên cứu, ứng dụng đó là: thụ tinh trong ống nghiệm và phương pháp cấy chuyển phôi; phương pháp chuyển gen; nhân bản vô tính.
Thứ nhất, cần nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và cấy chuyển phôi. Thông qua kỹ thuật thụ tinh in vitro và cấy chuyển phôi, ta có thể điều khiển giới tính của phôi để sản xuất ra các thế hệ con có giới tính mong muốn. Điều này đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì thông qua kỹ thuật xác định nhiễm sắc thể và AND, ta dễ dàng xác định được giới tính của phôi và một số tính trạng khác mà con vật thế hệ sau sẽ có thể chọn lọc phôi, từ đó chọn lọc, cải tạo đàn gia súc trên quy mô lớn theo yêu cầu của của tỉnh.
Thứ hai, cần nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật nuôi cây tế bào động vật và kỹ thuật chuyển gen vào tế bào động vật. Để chuyển gen vào tế bào động vật, ta sử dụng nhiều kỹ thuật: sử dụng các vectơ như virút, hoặc chuyển trực tiếp AND vào tế bào bằng sung điện để tạo lỗ thẩm thấu qua màng sinh chất, nhưng thông dụng và kết quả hơn cả là kỹ thuật vi tiêm trực tiếp AND vào tế bào động vật, kể cả vật nuôi. Bằng phương pháp này, ta sẽ tạo ra được các vật nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu suất đồng hóa thức ăn lớn. Ngoài ra khi áp dụng phương pháp nuôi cấy các loại tế bào động vật khác nhau, kết hợp kỹ thuật chuyển gen, lai tế bào soma in vitro sẽ sản xuất được các chế phẩm sinh học dùng làm thuốc phòng bệnh và chữa bệnh như các vacxin vi rút, kháng vi khuẩn… rất tiện ích cho công tác tạo giống và chăm sóc vật nuôi ở Bến Tre.
Thứ ba, cần từng bước nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính động vật và cải tạo giống vật nuôi. Để tạo những đàn gia súc có năng suất, chất lượng cao về sản phẩm có tính đồng nhất về di truyền để dễ chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, ta sử dụng công nghệ nhân bản vô tính theo phương pháp áp dụng cho cừu Dolly. Ta có thể sử dụng các tế bào phôi của bò, trâu, dê, lợn, gà, vịt… trưởng thành cho thịt hoặc cho sữa năng suất cao, chất lượng tốt, đem nuôi cấy in vitro để tạo nên các dòng tế bào ở giai đoạn đầu, sau đó cho chuyển nhân của chúng vào tế bào trứng bò, trâu. Dê… đã lấy nhân để tạo nên các phôi mới, cho chúng phát triển và tạo ra các giống mới không chỉ sinh trưởng nhanh, cho sản phẩm tốt mà còn có khả năng chống chịu bệnh tật.
Mặc dù còn nhiều mới mẻ trong phương pháp nghiên cứu này ở Bến Tre, nhưng trong xu thế hội nhập như hiện nay, tỉnh cần tập trung nghiên cứu từng bước để ứng dụng