Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cây trồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 91 - 93)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.2.1.1.Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cây trồng

3.2.1.1. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất cây trồng trồng

Trước hết, cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo giống cây trồng với kỹ thuật chọn giống cây bằng phương pháp lai hữu tính. Phương pháp này có thể phân biệt trên hai loài tự thụ phấn (tự phối) và loài tạp giao. Qua đó, ta sẽ chọn lọc được những kiểu gen đồng hợp tử hay những dòng thuần là nguyên liệu cần thiết, đã tạo nên nhiều giống lai có năng suất cao. Phương pháp lai hữu tính được áp dụng trên cây ăn quả, lúa và rau màu, phù hợp với vùng đất nông nghiệp Bến Tre. Tuy nhiên cũng cần kết hợp với nhiều phương pháp lai tạo hỗ trợ khác như phương pháp gây đột biến, gây đa bội thể và bặc biệt là sử dụng công nghệ vi nhân giống bằng nuôi cấy mô và tế bào cũng như công nghệ chuyển gen thực vật.

Thứ hai, cần nghiên cứu, ứng dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo trên hai biến dị: biến dị di truyền và biến dị không di truyền (còn gọi là biến thường). Bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo, ta sẽ tạo ra nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, do có ưu thế chống bệnh cao, sinh trưởng ngắn, có phẩm chẩt quý như giàu hàm lượng đạm, chất béo và có hương vị, cây vững chắc không bị lốp, đổ, thuận lợi cho việc thu hoạch bằng cơ giới. Việc chọn lọc các dạng đột biến có lợi được kết hợp với kỹ thuật nuôi cây tế bào, mô in vitro nhằm tạo ra các giống cây lương thực có năng suất cao, phẩm chất tốt một cách bền vững.

Thứ ba, cần tập trung nghiên cứu, ứng dụng phương pháp tạo giống bằng kỹ thuật gây đa bội thể. Hiện tượng đa bội là hướng tiến hóa của giới thực vật có hoa, rất thuận lợi cho việc trồng hoa kiểng và cây ăn quả, cây dừa, mía ở Bến Tre. Các thể đa bội được tạo ra có thể dùng làm đối tượng giống sản xuất bằng phương thức sinh sản sinh dưỡng hoặc tự phối , hoặc dùng làm nguyên liệu để lai tạo. Kinh nghiệm cho thấy nhiều

giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả , cây công nghiệp, cây hoa, cây cảnh…có giá trị kinh tế cao được trống phổ biến tại nhiều nước trong đó có Việt nam đều là các dạng đa bội.

Thứ tư, sử dụng các phương pháp cải tạo truyền thống như kết hợp phương pháp lai, sinh sản sinh dưỡng với phương pháp gây đột biến, các nhà sản xuất đã tạo ra hàng loạt giống cây trồng có năng suất cao, sản lượng tốt, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như thời gian từ tạo được giống đến lúc áp dụng thực tiễn đại trà mất 10 năm, nhu cầu giống tốt rất lớn mà số lượng cung cấp lại hạn chế và không kịp thời vụ…Vì vậy, Bến Tre cần nghiên cứu, áp dụng biện pháp

cải tạo giống bằng vi nhân giống và nhân bản vô tính hoặc cải tạo giống bằng dung hợp tế bào trần. Đấy là phương pháp công nghệ sinh học hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật in vitro, kỹ thuật nhân bản vô tính, kỹ thuật lai tế bào trần, kỹ thuật chuyển gen.

Việc nuôi cấy mô phân sinh và tái sinh cây trưởng thành được thực hiện thành công, tạo được giống cây sạch bệnh, rút ngắn thời gian thu hoạch. Cách nhân giống in vitro đem lại giá trị kinh tế cao vì các giống lai hữu tính thường bị nhiễm bệnh thất thu, còn giống được nhân vô tính in vitro thường sạch bệnh, hơn nữa có thể cung cấp số lượng giống lớn trong thời gian ngắn.

Việc sử dụng tế bào trần nuôi cấy để vi nhân giống sẽ làm tăng hiệu quả lên nhiều lần về phương diện chọn dòng vô tính và tái sinh số lượng giống cây , vì chỉ từ một lá cây ta có thể tạo ra hàng triệu tế bào trần, từ mồi tế bào ta có thể chọn được hàng chục nghìn dòng, cho tái sinh hàng chục nghìn cây giống mang các đặc tính tốt.

Các phương pháp trên rất phù hợp với việc chọn nhân giống hoa kiểng ở Bến Tre, để hướng tới mục tiêu cung cấp số lượng lớn cho thị trường trong và ngoài nước.

Thứ năm, để kết hợp một cách có hiệu quả việc nhân giống bằng các phương pháp trên, vì vậy cần nghiên cứu sâu kỹ thuật chuyển gen và các giống cây biến đổi gen.

Hiện nay, kỹ thuật chuyển gen ở thực vật để tạo giống cây biến đổi gen được thực hiện bằng 2 phương thức chủ yếu: một là, chuyển gen qua vi khuẩn đất

Agrobacterium; hai là, chuyển gen bằng AND trực tiếp vào tế bào nhờ các biện pháp vật lý hoặc hóa học.

Mục tiêu chuyển gen qua vi khuẩn Agrobacterium sẽ tạo được các giống cây trồng không thuộc họ đậu như lúa, ngô, có khả năng cố định đạm của không khí, bằng phương pháp chuyển các gen cố định đạm chứa trong plas-mit của vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần của rễ các cây họ đậu vào tế bào cây chủ, từ đó tái sinh vi nhân giống ra các giống lúa, ngô có khả năng cố định đạm từ N2 không khí.

Phương pháp chuyển AND trực tiếp vào các mô trong cây mà không gây hủy hoại cho tế bào nhận, như vậy cho phép nghiên cứu sự biểu hiện của gen lạ ngay trong các cây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 91 - 93)