Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất cây trồng có lợi thế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 82 - 85)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.1.1.1.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất cây trồng có lợi thế

trồng có lợi thế

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tái tạo tổ hợp AND để tạo ra những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh. Ứng dụng công nghệ cấy mô, tế bào thực vật, nhân giống vô tính từ một phôi cây để bảo đảm nhân nhanh và phục tráng các giống cây chủ lực của tỉnh. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, các chất kích thích sinh trưởng, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, các chế phẩm chẩn đoán bệnh cây trồng, bảo quản, chế biến nông sản nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch, phục vụ bảo vệ môi trường sinh thái. Cụ thể:

- Một số cây ăn quả giá trị cao (bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm đường…)

Tăng cường du nhập và bình tuyển để cải thiện nhanh các giống cây ăn quả chủ lực theo hướng sạch bệnh và chất lượng xuất khẩu. Ứng dụng mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn EURAPGAP cho một số cây có lợi thế của tỉnh như: cây có múi, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm đường…Tiếp tục thực hiện công nghệ phục tráng, chế phẩm sinh học, quy trình kỹ thuật mới, nhân nhanh và ứng dụng mô hình sản xuất sạch các giống cây trồng, các biện pháp kỹ thuật mới: ghép mắc, ghép cành tạo giống cây con vốn là thế mạnh trong kinh tế vườn ở Bến Tre. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng chất kích thích ra rễ, điều chỉnh lượng phân bón khi ươm, ghép, chọn tuổi mắt ghép, gốc ghép phù hợp với từng chủng loại, để nhằm tăng tỷ lệ sống trên 90-95%.

Tăng cường các biện pháp khắc phục (bón lót vôi, phân hữu cơ), bổ sung nấm Trichoderma cho năng suất sầu riêng tăng trên 40% và tỷ lệ cơm tăng 5-10%/ trái; đẩy mạnh việc nghiên cứu hợp chất Ramale để biến đổi hoa, làm tăng khả năng đậu trái và năng suất trên chôm chôm. Chế phẩm này phải được áp dụng trên 95% vào năm 2010 ở tỉnh Bến Tre. Các chương trình về giống và chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải được thực hiện đạt hiệu quả cao như: các chương trình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp IPM trên lúa, rau màu. Dự án ứng dụng mô hình thâm canh năng suất cao đối với bưởi da xanh theo hướng an toàn tại huyện Chợ Lách.

Cây ăn quả được xem là cây nông nghiệp quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Vì vậy, cần tập trung xây dựng ổn định vùng chuyên canh các loại cây đặc sản, đặc trưng cho kinh tế vườn Bến Tre với quy mô: bưởi da xanh 6.000-7.000ha, sầu riêng 3.000-4.000ha, chôm chôm 4.000-4.500ha, măng cụt 5.200-5.800ha. Trên các loại hình vườn hỗn hợp, vườn xen dừa khoảng 20.000-23.000ha [42, tr.45], đa dạng hóa các chủng loại cây trồng theo điều kiện thủy văn và đất đai của từng tiểu vùng sinh thái, ứng dụng thâm canh rãi vụ. Cải tạo tiến đến xóa các loại vườn tạp, giồng tạp. kết hợp giữa canh tác cây ăn quả với các loại hình khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn như du lịch sinh thái, sản xuất và kinh doanh cây giống , vườn biệt thự, phát triển cây ca cao…, cải thiện chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ phong phú của thị trường.

Với việc ứng dụng tiến bộ KH, CN như hiện nay, Bến Tre sẽ ổn định diện tích khoảng 43.500ha, sản lượng 484.000 tấn đến năm 2010 và 620.000 tấn năm 2020, tăng 3,3% năm, trong đó, có khoảng 88.000 tấn bưởi, 45.000 tấn sầu riêng, 73.000 tấn chôm chôm, 60.000 tấn măng cụt [42, tr.47]. Tuy sản lượng không nhiều, nhưng trên 50% sản lượng trái cây tại vùng chuyên canh đạt chất lượng xác nhận, có tiềm năng giá trị hàng hóa, thích ứng được với thị trường tiêu thụ.

- Cây dừa: Đẩy mạnh các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh, xen canh tổng hợp, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sinh học ong ký sinh trong phòng trị bọ cánh cứng. Tiếp tục thực hiện dự án: xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm khôi phục và đầu tư thâm canh tăng năng suất vườn dừa trên địa bàn Bình Đại. Ứng dụng công nghệ lai, tạo giống mới, như giống dừa lai F1 ( PB 121, ZVA 1, ZVA 2…), dừa xiêm xanh, dừa dứa nhằm đưa diện tích dừa tăng lên 45.000-50.000ha, trong đó diện tích dừa cho trái ổn định khoảng 40.000ha năm 2010 và 41.000ha năm 2020, tăng 0,6% /năm; sản lượng 290 triệu trái năm 2010 và 334 triệu trái năm 2020, tăng 1,7% /năm [42, tr.49].

- Cây hoa kiểng: Tăng cường ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, kỹ thuật ghép mắt, ghép cành, ghép gốc, kỹ thuật tỉa cành, tạo tán nhằm tạo ra giống mới, đa dạng về chủng loại (kiểng hóa thú, kiểng cổ, kiểng thế, hoa tạo hình), đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, ứng dụng: nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất và sản xuất thử nghiệm nuôi cấy mô tế bào (tế bào thực vật), nhân rộng, đưa vào sản xuất trên quy mô lớn toàn tỉnh năm 2010. Phát triển diện tích canh tác hoa kiểng vùng nước ngọt Vĩnh Thành (Chợ Lách) với thế mạnh mai vàng, kiểng cổ, kiểng thế, kiểng hóa thú, hoa ghép, kiểng lá nhập nội. Đây là một trong hai khu vực sản xuất hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng hàng năm ổn định trong khoảng 1 triệu đơn vị hoa kiểng vào năm 2010.

- Cây lúa: Đẩy mạnh nghiên cứu khảo nghiệm, đánh giá tính thích nghi và xác định cơ cấu giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, có khả năng thích nghi với phèn mặn, kháng sâu bệnh. Tăng cường khuyến cáo nông dân ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất – sử dụng giống qua lai tạo, bình tuyển, phục tráng, có năng suất, chất lượng cao, kỹ thuật về phòng trừ dịch hại tổng hợp; ứng dụng “3 giảm, 3 tăng”. Các mô hình

nhân giống phải được nghiên cứu và chuyển giao từng phần. Huyện Giồng Trôm, Ba Tri phải là nơi thử nghiệm và cho ra đời nhiều giống lúa tốt nhằm thực hiện thực hiện diện tích 30.000ha năm 2010 và 26.500ha năm 2020 (giảm 2,4%/năm), nhưng sản lượng tăng từ 361.000 tấn năm 2010 lên 367.000 tấn năm 2020 (0,4%/năm). Năng suất bình quân 4,48 tấn/ha/vụ năm 2010 và 4,76 tấn/ha/vụ năm 2020 [42, tr.41]. Phấn đấu đến năm 2020, phần lớn sản lượng lúa tại các vùng chuyên canh đạt chất lượng xác nhận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 82 - 85)