Kỹ thuật trồng thâm canh, xen canh, chuyển đổi mùa vụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 65 - 67)

Kỹ thuật trồng thâm canh: Mô hình trồng bưởi với quy trình thiết kế đầy đủ gồm: giống sạch bệnh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế vườn, phòng trị bệnh, cung cấp sổ tay ghi chép, theo dõi cho nông dân. Các tiến bộ kỹ thuật về thâm canh cây ăn trái đạt kết quả đáng kể. Đã nghiên cứu xây dựng các quy trình tác động sinh học và cơ giới hóa nhằm điều chỉnh, xử lý ra hoa, rải vụ, tăng khả năng đậu trái năng suất từ 2 đến 4 lần trên các đối tượng, xoài, sầu riêng, măng cụt, nhãn tiêu da bò, cây có múi…Đặc biệt đã nghiên cứu, ứng dụng hợp chất Ramale biến đổi giới tính của hoa (hoa cái thành hoa đực), tăng khả năng đậu trái trên chôm chôm với năng suất từ 5-6 lần so với tự nhiên, trên

90% diện tích trồng chôm chôm trong tỉnh áp dụng. Chương trình phát triển 4.000ha bưởi da xanh tỉnh Bến Tre đến năm 2010 bước đầu mang lại hiệu quả cho người nông dân và hình thành vùng nguyên liệu tập tung. Tính đến nay (2008) đã trồng mới được 485ha, nhân rộng 1.200ha góp phần nâng diện tích 2.940ha. Mô hình bưởi da xanh mang lợi nhuận 67,456 triệu đồng/ha được nhân rộng ở Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm. các mô hình thâm canh và nuôi trồng kết hợp. Mô hình ca cao trồng xen trong vườn dừa và cây ăn quả mang lại lợi nhuận 75,218 triệu đồng/ha, ca cao xen nhãn 70,458 triệu đồng/ha được nhân rộng ở huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm [46, tr.16].

Kỹ thuật trồng xen canh: Hiện nay, người nông dân Bến Tre đã biết kỹ thuật trồng xen canh trên diện tích đất canh tác của mình đó là mô hình sau khi tiến hành sản xuất 1vụ lúa, người nông dân tiếp tục sản xuất 1 vụ tôm; hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ muối; 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Kỹ thuật này thường áp dụng công nghệ sinh học ở những vùng 6 tháng nước ngọt, 6 tháng nước mặn như Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại, Mỏ Cày, Giồng Trôm, nhằm hạn chế dịch bệnh và khả năng sinh trưởng đối với cây trồng. Nhờ vậy, trên cùng một diện tích đất canh tác có khí hậu thổ nhưỡng khác nhau, nhưng vẫn có thể sản xuất liên tục và hiệu quả không thua kém so với kỹ thuật trồng thâm canh.

Kỹ thuật chuyển đổi mùa vụ: Đã nghiệm thu “tổng kết các mô hình sử dụng chế phẩm điều khiển mùa vụ cây ăn quả theo yêu cầu của thị trường” trên đất canh tác vùng sông nước tỉnh Bến Tre. Kỹ thuật chuyển đổi mùa vụ bằng việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để điều tiết quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực trên cây ăn quả, nhằm điều khiển quá trình ra hoa, kết trái [xem phụ lục 1-6]. Quy trình kỹ thuật điều khiển trên cây ăn quả tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng như: Hỗ trợ quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, tạo cành trước khi ra hoa, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm Gibberelin, sau đó dùng chế phẩm Auxin để kích thích hỗ trợ sinh trưởng sinh thực tăng cường khả năng ra hoa đậu trái. Khi cây đã ra hoa kết trái đến một thời gian nhất định (tùy khả năng sinh trưởng), người trồng sử dụng Acid absisic, Etylen để ức chế sinh trưởng và chờ thu hoạch. Kết thúc vụ trái, người ta tiếp tục kích

thích tạo chồi, tạo nên sự trẻ hóa ở các bộ phận và của toàn cây bằng chế phẩm Cytokinin.

Mục đích của quy trình kỹ thuật này là điều khiển quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây; điều khiển ra hoa đậu trái chính vụ và trái vụ, ra rễ cho cây, cho cành giâm, cành chiết; bảo quản hoa quả trên cây… Đây là quy trình trồng đổi vụ cho năng suất, chất lượng và giá trị cao trên thị trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)