Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất vật nuôi có lợi thế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 85 - 86)

- Nguyên nhân chủ quan:

3.1.1.2.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất vật nuôi có lợi thế

thế

Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống vật nuôi như: công nghệ duy truyền phân tử, tạo ra giống mới; cấy và cắt phôi, tạo giống lai; kỹ thuật cấy truyền hợp tử, kỹ thuật chuyển gen hormone tăng trưởng, thụ tinh nhân tạo…để tạo ra các giống gia súc, gia cầm, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống dịch bệnh tốt như: giống bò thịt, heo nạc, gà, vịt siêu trứng, siêu thịt. Ứng dụng công nghệ sản xuất các chất kích thích sinh trưởng, thuốc thú y và vacxin mới, các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, giàu protein và vitamin…, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Về gia súc, gia cầm có lợi thế: Thực hiện các chương trình, dự án về phát triển giống, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm và tạo nguồn nguyên liệu cho chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu và làm nền tảng vững chắc cho việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, chất lượng cao. Tiếp tục đầu tư nghiên cứu con giống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng của đàn heo theo hướng nạc hóa. Đưa kỹ thuật gieo tinh nhân tạo giống heo, Zebu hóa đàn bò chất lượng cao từ giống sind, Brahman, Limousin, Herofor cho đàn bò trong tỉnh nhằm đạt tổng dự kiến 347.000 con năm 2010 và 428.000 con năm 2020 tăng 2,4%/năm với sản lượng tương ứng 74.400 tấn và 99.900 tấn tăng 4,6%/năm đối với heo; dự kiến sẽ đạt 179.000 con năm 2010 và 233.000 con năm 2020 tăng 4,3%/năm, sản lượng tương ứng 8.100 tấn thịt và 15.900 tấn đối với bò. Loại hình sản xuất chủ yếu bò thịt kết hợp với sản xuất giống (bò sind F1, F2); sau năm 2015 sẽ tiến hành thử nghiệm nuôi bò công nghiệp cung ứng thịt chất lượng cao [42, tr.53]. Tăng cường tiêm phòng các loại vacxin, từng bước không chế và ngăn chặn dịch bệnh, tiếp tục xây dựng các mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, sử

dụng các chất: Allzym, Elac, Lactide…, trong công nghệ sinh học mới, bổ sung vào thức ăn để tiêu diệt các mầm bệnh ngay từ trong cơ thể gia cầm.

-Thủy sản có lợi thế: Nghiên cứu triển khai làm chủ công nghệ sản xuất tôm càng xanh, tôm sú, cua biển, cá bóng mú đưa vào sản xuất với công nghệ sinh học kết hợp tăng cường oxy đáy giúp ổn định môi trường nuôi, hạn chế ô nhiễm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Trang bị và ứng dụng kỹ thuật PCR và Realtime OCR trong xét nghiệm bệnh tôm để sản xuất tôm giống sạch bệnh phục vụ cho phong trào nuôi ở địa phương. Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất giống đã có để đảm bảo sản xuất đủ giống tốt, giống sạch bệnh và đáp ứng nhu cầu giống tại chỗ phù hợp với vùng sinh thái. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hoàn thiện quy trình, mô hình thâm canh, xen canh hợp lý theo hướng tiết kiệm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích nuôi tôm sú, tôm càng xanh, đáp ứng nhu cầu cả 3 loại thủy vực ngọt, lợ và mặn với độ thích nghi nuôi trồng thủy sản đa dạng. Đảm bảo đủ nhu cầu giống thủy sản là 3,1 tỷ giống tôm cá năm 2010 và trên 3,2 tỷ vào năm 2020 phục vụ cho 33.000ha đất có mặt nước và bãi triều cùng với 8.000ha đầm lầy mặn có thể nuôi tôm cá dưới nhiều hình thức trong những năm tới (2010-2020) [42, tr.55].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 85 - 86)