Phân lập meo nấm và men giống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 46)

Đề tài đã nghiên cứu phân lập được một số loại meo nấm bào ngư và meo nấm rơm, phục tráng men vi sinh, cụ thể là men thạch dừa, cung cấp men giống cho người sản xuất thạch dừa.

Với meo nấm (meo nấm rơm và meo nấm bào ngư), thực hiện theo quy trình từ nguyên liệu (tai nấm điển hình), môi trường tạo lập (nước, Agar, đường) đến quá trình phân lập nấm trong phòng kín [xem sơ đồ 2.3]. Các nhà khoa học đã dùng cồn sát trùng mặt bàn để dụng cụ phân lập, sau đó quá trình phân lập được tiến hành bên ngọn đèn cồn, dùng cồn lau toàn bộ tai nấm để sát trùng. Người ta dùng dao cấy đã khử trùng cắt một miếng thịt nấm cho vào môi trường phân lập theo đúng quy tắc để cho ra meo nấm năng suất cao và hiệu quả kinh tế.

Với men giống (phục tráng men vi sinh - men thạch dừa), thạch dừa được tạo thành bởi sự lên men của vi khuẩn Acetobacter xylium trong môi trường nước dừa già và nước cốt dừa loại béo. Khi vi khuẩn Acetobacter xylium sống trong môi trường nước dừa thì glucose sẽ kết hợp với một acid béo để tạo thành một chất mầm ở màng tế bào, sau đó tiền chất này được tiết ra ngoài tế bào cùng với enzyme. Enzyme này có thể polymer hoá glucose thành cellulose [39, tr.5].

Môi trường để gieo cấy vi sinh vật là một hỗn hợp chất cần thiết cho sự sống của vi sinh vật. Môi trường cần phải chứa đựng các thành phần cần thiết đối với quá trình cấu trúc và năng lượng của tế bào - các nguồn cacbon, nitrogen, nguyên tố khoáng và nguyên tố vi lượng. Khi nghiên cứu hoặc sử dụng vi khuẩn đều phải gieo cấy chúng trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để lên men giống đưa vào sản xuất thạch dừa.

Sơ đồ 2.3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre hiện nay doc (Trang 46)