Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khóa VIII, Nxb CTQG, H, 997, tr

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 170 - 180)

II. Nội dung phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên hiện nay.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ khóa VIII, Nxb CTQG, H, 997, tr

Kết luận

1. Sớm ý thức được một cách sâu sắc vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp cách mạng, từ trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục thanh, thiếu niên. Người chỉ rõ: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”1. Nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, trong thư gửi học sinh, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”2. Cho đến cuối đời, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người căn dặn: “Đoàn viênthanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”3.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, bước vào công cuộc đổi mới, đặc biệt là sau khi xác định, cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng nước ta, Đảng ta rất quan tâm tới việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Điều đó không chỉ thể hiện trong nghị quyết, chỉ thị của Đảng mà nó đã bắt đầu được thể chế hóa và được thực hiện trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học, bằng các phong trào thi đua và các cuộc vận động thanh, thiếu niên ở nước ta. Thực tế của gần 20 năm triển khai giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta đã áp dụng nhiều phương pháp, hình thức giáo dục và đã đem lại những kết quả đáng trân trọng, góp phần vào việc xây dựng con người mới phát triển toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, kết quả thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh còn có nhiều hạn chế, mà trước hết là từ nguyên nhân về chủ trương và tổ chức chỉ đạo của chủ thể giáo dục. Chưa xây dựng được một chiến lược chung về

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T. 5, tr. 185. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, T. 4, tr. 33. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, T. 4, tr. 33.

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho cả thanh niên và thiếu niên. Không đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện giữa các ngành và đoàn thể.

2. Để có thể khắc phục hạn chế, thực hiện việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên một cách có hiệu quả, trước tác động mạnh mẽ của qua trình toàn cầu hóa kinh tế, của sự phát triển khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, với sự biến đổi và tác động mạnh mẽ của tình hình kinh tế -xã hội nước ta, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay và lâu dài, cần phải xây dựng phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên phù hợp với những vận động mới đó sự biến đổi đó.

Trên cơ sở những nhận thức chung có tính lý luận về phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào mục tiêu yêu cầu của chủ thể giáo dục, vào nội dung, đối tượng giáo dục, chúng ta xây dựng một hệ thống các phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Hệ thống đó bao gồm việc thực hiện giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên thông qua nhà trường, thông qua sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội, thông qua hoạt động của cả hệ thống chính trị hay thông qua các phong trào vận động cách mạng; sử dụng các phương pháp và hình thức thông tin, truyền thông, các loại hình nghệ thuật, kết hợp giữa xây và chống trong giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy vấn đề tự học tập của thanh, thiếu niên trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh... Mỗi phương thức có những ưu điểm riêng, nhưng rõ ràng, để thực hiện được mục đích giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên, phải sử dụng tổng hợp các phương thức đó.

3. Tuy nhiên, phải thấy rằng, để thực hiện phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả và lâu dài-với rất nhiều phương pháp và hình thức đa dạng, với tư cách là chủ thể giáo dục, Đảng cần phải xây dựng một chiến lược riêng về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên để thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thanh, thiếu niên thành thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải quán triệt trong toàn bộ hệ thống chính trị nhiệm vụ chiến lược này và xác định đó là nhiệm vụ bảo đảm cho sự thắng lợi của cách mạng nước ta.

Nhưng quan trọng hơn cả là việc thực hiện chiến lược đó. Đảng và Nhà nước phải điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện chiến lược giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên. Trên cơ sở chủ trương nhất quán theo chiến lược riêng, với

sự chỉ đạo sát sao, cụ thể mới có thể xây dựng được hòan chỉnh các điều kiện cho việc thực hiện giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Và cũng chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có thể thực hiện được tổng hợp các phương pháp và hình thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh, thiếu niên một cách có hiệu quả.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Đặng Quốc Bảo: Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh niên, H. 1997. 2. Đặng Quốc Bảo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Thanh niên, H. 2008. 3. Bàn về hướng đi mới cho giáo dục đại học ở Việt Nam, Thông tin khoa học Những

vấn đề chính trị - xã hội, số 16, tháng 4-2009.

4. Nguyễn Thị Bình: Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động, Bài đăng Website Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28-7-2008.

5. Cải cách giáo dục cần sự cam kết mạnh mẽ của nhà nước, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 36, tháng 9-2009.

6. Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng giáo dục, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 36, tháng 9-2009.

7. Irama Crasnobaeva: Cải cách giáo dục đại học và cao đẳng: Kinh nghiệm của thế giới, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 19, tháng 10-2009. 8. Nguyễn Vũ Cân: Xu hướng phát triển của thanh niên và phong trào thanh niên, Tạp

chí Cộng sản, số 9, tháng 3-2003.

9. C.Mác và Ph.Ăngghen: Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, H. 1982. 10. Nguyễn Huy Dung: Lý tưởng và lẽ sống, Nxb Thanh niên, H. 2007.

11. Nguyễn Hữu Dũng: Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, Nxb Lao động - Xã hội, H. 2005.

12. Lê Duẩn: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, H. 1978. 13. Dự thảo Quy định về hợp tác giáo dục với nước ngoài tại Việt Nam, Thông tin khoa

học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 40, tháng 10-2009.

14. Đoàn Nam Đàn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb CTQG, H. 2002.

15. Dương Tự Đam: Văn hóa thanh niên với văn hoá dân tộc, Nxb Thanh niên, H. 2001.

16. Dương Tự Đam: Thanh niên học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2003.

17. Dương Tự Đam: Giáo dục thanh niên về tư tưởng, văn hóa Hồ Chí Minh, Tạp chí

Tư tưởng Văn hóa, số 3-2004.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, 1-1994.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2001.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết 04 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII).

23. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết 09 Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VII).

24. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb CTQG, H. 2007.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 52, Nxb CTQG, H. 2007.

26. Động lực nhà giáo và những câu hỏi treo, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 38, tháng 9-2009.

27. “Đột phá” của giáo dục và những thách thức, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 13, tháng 3-2009.

28. Nguyễn Hữu Đức (chủ biên): Giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuất bản năm 2000.

29. Giáo dục đại học Việt Nam: Đôi điều về hội nhập và hợp tác quốc tế, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 39, tháng 9-2009.

30. Giáo dục đào tạo với phát triển nguòn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 49, tháng 12-2009.

31. Giáo dục Việt Nam 2009- Chưa ra khỏi “vùng trũng tư duy”, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 2, tháng 01-2010.

32. Giáo dục Việt Nam: “Không thể tiếp tục cách làm như vừa qua”, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 10, tháng 3-2010.

33. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2000.

34. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, H. 2001.

35. Mai Trung Hậu: Vạch trần những luận điệu xuyên tạc, làm thất bại âm mưu chính trị phản động của các thế lực thù địch, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 24, tháng 12-2009. 36. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H. 2000. 37. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H. 2000. 38. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H. 2000. 39. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H. 2001. 40. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2001. 41. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQG, H. 2001. 42. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7, Nxb CTQG, H. 2001. 43. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H. 2002. 44. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H. 2002. 45. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, H. 2002. 46. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG, H. 2002. 47. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2002.

48. Hồ Chí Minh: Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, H. 1982.

49. Nguyễn Phương Hồng: Thanh, thiếu niên học sinh với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất bản năm 1997.

50. Trần Kiều (chủ nhiệm): Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa hóa, hiện đại hóa đất nước, Viện Khoa học giáo dục, 2003.

51. E. Kirichenko: Từ “chảy máu chất xám” đến “lưu chuyển chất xám toàn cầu,

Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 16, tháng 8-2009. 52.V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tiếng việt, T 41.

53. V.I.Lênin: Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, H. 1982. 54. GS.TS. Phan Ngọc Liên: Hồ Chí Minh về giáo dục (2007).

55. Nguyễn Huy Lộc (chủ biên): Tổng quan tình hình thanh niên và phong trào thanh thiếu nhi nửa nhiệm kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII (2002-2005), Nxb Thanh niên, H. 2005.

56. Luật thanh niên, Nxb Thanh niên, H. 2006.

57. Đỗ Mười: Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Thanh niên, H. 1995.

58. Nông Đức Mạnh: Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (12-2007), Báo Thanh niên, ngày 19-12-2007.

59. Đỗ Mười: Thanh niên cần nuối dưỡng ước mơ, hoài bão, chí lớn, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, sánh vai cùng các thanh niên thế giới, Nxb Thanh niên, H. 1997.

60. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 20, tháng 5-2009. 61. Một số vấn đề về đào tạo giáo viên, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã

hội, số 49, tháng 12-2009.

62. Phạm Đình Nghiệp: Hành trang tuổi trẻ, Nxb Thanh niên, H. 1999.

63. Phạm Đình Nghiệp: Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, Nxb Thanh niên, H. 2004.

64. Trần Qui Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2004.

65. Trần Qui Nhơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau,

Nxb Giáo dục, H. 2005.

66. Phát triển giáo dục và đào tạo: Động lực để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 37, tháng 9-2009. 67. Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế, Thông tin khoa học

68. Vũ Quang: Đảng – Người giáo dục và rèn luyện thanh niên ta, Nxb Thanh niên, H. 1990.

69. Hoàng Bình Quân (chủ biên): Tổng quan tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi (nhiệm kỳ khóa VII, 1997-2002), Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 2002.

70. Nguyễn Văn Sáu: Bồi dưỡng lý tưởng cho thanh niên giai đoạn hiện nay (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Nxb CTQG, H. 2005.

71. Lê Quang Sơn: Những đặc trưng tâm lý của định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam hiện đại, Nxb Thanh niên, H. 1998.

72. Vũ Oanh: Tập hợp đoàn kết rộng rãi thanh niên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, Nxb Thanh niên, H. 1995.

73. Xã hội hóa giáo dục và vai trò của nhà nước, Thông tin khoa học Những vấn đề chính trị - xã hội, số 36, tháng 9-2009.

74. Mạch Quang Thắng (chủ biên): Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng trong các trường đại học và cao đẳng) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2005-2006.

75. Song Thành: Hồ Chí Minh - nhà văn hoá kiệt xuất, Nxb CTQG, H. 1999.

76. Song Thành: Hồ Chí Minh – Nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, H. 2005. 77. Song Thành: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh, Nxb

CTQG, H. 1997ngày

78. Nguyễn Tài Thư: Suy nghĩ về một hệ giá trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 3-1995, tr. 6-8.

79. Võ Minh Tuấn: ý thức đạo đức sinh viên Việt Nam - Thực trạng và xu hướng vận động ý thức đạo đức sinh viên hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, ĐHKHXH và NV, 2004.

80. Nguyễn Văn Tùng: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, xuất bản năm 1999.

81. Thái Duy Tuyên: Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, số 1, tháng 3-1995.

82. Lê Văn Tích: Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống – mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, H. 2006.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 170 - 180)