Hồ Chí Minh – toàn tập, Sdd, T.2, tr 557.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 28 - 30)

nước không cần chủ quyền mà chỉ cần nhân quyền… Rất tiếc là vẫn có những người không thấy rõ bản chất những luận điểm đó, lại còn phụ họa, đề cao.

Trong số những luận điểm xa lạ ấy về con người và văn hoá, ở đây chúng tôi muốn nêu bật hai quan điểm tiêu biểu đang lưu hành hiện nay và có ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

a)-Quan điểm cho rằng tự do sinh ra con người, cho nên cứ tạo mọi điều kiện cho con người có tự do tự khắc con người sẽ trưởng thành. Từ quan điểm ấy, họ cho rằng không cần hệ tư tưởng mà ngày nay chỉ cần hệ giá trị, cái gì có giá trị tức có ích cho con người khiến cho con người phát triển, mỗi người có hệ tư tưởng riêng của mình do đó họ chủ trương đa nguyên quan điểm, đa nguyên chính kiến, đa nguyên chính trị. Thực chất quan điểm này là quan điểm tự do tư sản, tuyên truyền cho khuynh hướng phát triển chủ nghĩa cá nhân cực đoan, đương nhiên không thể thống nhất với quan điểm “trồng người” của chúng ta.

Điều cần lưu ý là, với những quan điểm như trên thì Việt Nam không chỉ không cần kế hoạch hay chiến lược “trồng người” mà cũng không còn định hướng xã hội chủ nghĩa nữa, có nghĩa là Việt Nam phải đổi màu theo kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, theo đa nguyên chính trị, đa đảng và đương nhiên sẽ không còn cả hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Đó là luận điểm mang màu sắc chính trị rõ ràng.

b)Một quan điểm khác đáng chú ý là quan điểm không cần kế hoạch theo tư tưởng về cái gọi là “khoa học mới”. Từ quan điểm của “khoa học mới” đó, họ muốn xem lại những quan điểm “chọn lọc tự nhiên” và “thích nghi” của tiến hoá luận Darwin: “Chọn lọc tự nhiên để giữ lấy những gì thích hợp nhất, có khả năng thích nghi nhất với môi trường, là một đặc điểm của tiến hoá chứ không phải là đặc điểm duy nhất, nếu chỉ có chọn lọc tự nhiên thì không thể có sự phát triển đa dạng qua tiến hoá”. “Thích nghi không chỉ nhằm loại bỏ những gì không phù hợp, mà còn chủ yếu là một khả năng tự thay đổi, tự hoàn thiện, khả năng học để phù hợp với môi trường, trong tiến hoá nhiều phẩm chất mới sẽ hình thành và sáng tạo nên, nhiều quan hệ hợp tác sẽ được phát triển, và do đó nhiều hình thức tổ chức mới, trật tự mới, được chuẩn bị” (Chiến lược “thắng – thắng” [tức mọi bên đều thắng] thay cho chiến lược “ai thắng ai” trước đây là một ví dụ rất hay về “trật tự mới”).

Nói đến phương thức đặc biệt điều khiển những hệ thống phức tạp, “người ta nhận thấy rằng ở các hệ thống thích nghi phức tạp, hành vi hợp trội như vậy” thư- ờng xuất hiện mà không cần có một sự chỉ huy từ trung tâm nào cả, nó xuất hiện một cách tự phát từ dưới lên (bottom-up) như kết quả tổng hợp các tương tác giữa các thành phần và do đó những xuất hiện như vậy thường là không tiên đoán đư- ợc, để điều khiển các hệ thống đó không thể dùng phương pháp “kế hoạch hoá” mà chỉ có thể là điều khiển một cách thích nghi bằng tăng cường khả năng học và

năng lực sáng tạo để có thể phán đoán, phản ứng tức thời dựa vào trực cảm và kinh nghiệm trên cơ sở tích luỹ thông tin và trí thức mới mà thôi”1.

Phản đối cách điều khiển xã hội theo “kế hoạch hoá” và mệnh lệnh, họ cho rằng: “Và rồi trong trạng thái xa cân bằng, “ở bên bờ hỗn độn” đó, những sức sống mới của các khả năng thích nghi và đổi mới của thời đại đã sáng tạo nên những hợp trội của tiến hoá, tạo ra đây đó những trật tự mới có chất lượng tổ chức cao hơn cho cuộc sống, có lẽ đây là cái lẽ đời ẩn sâu trong các biến chuyển và đổi thay của cuộc đời và thời đại mà khoa học mới giúp ta cảm nhận được”.

Với cách nhìn cuộc sống theo cái gọi là “khoa học mới”, có thể nói là trái ngược với cách nhìn của chúng ta khi chủ trương chiến lược “trồng người“ cũng như kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, luận điểm này không có ác ý mà chỉ là sự ngộ nhận, thiếu thực tế và ý thức khoa học.

Như vậy là, từ các hiện tượng cuộc sống của thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy có những cách nhìn trái ngược nhau thường đại diện cho các quan điểm đang tồn tại trong thế giới hiện đại mà tiêu biểu là quan điểm theo tư duy triết học mác-xít chân chính và quan điểm theo chủ nghĩa tự do tư sản cực đoan vẫn thịnh hành hiện nay.

Bản chất sự sống không phải ở chỗ tự nó được tự do điều chỉnh, tự do sáng tạo, tự do biến đổi. Học thuyết Darwin cũng không tạo ra tự do điều chỉnh mà chính là theo luật rừng mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Nó chỉ có thể điều chỉnh theo quy luật tự nhiên chứ không có sự chỉ huy của con người. Còn xã hội loài người nếu khác với thế giới tự nhiên, chính là ở chỗ con người có dự kiến, dự báo, hoài bão và chính kiến. Nó khác với thế giới loài ong vô cùng tinh xảo cũng chính là ở chỗ con người có kế hoạch, có dự định, có ước mơ và cuối cùng có tự do thực sự với ý nghĩa chân chính của hai từ tự do.

Bản chất con người là tự do theo quan điểm của Mác cũng chính là ở đó. Nó khác hoàn toàn với thứ gọi là tự do tuyệt đối, tự do không mang ý thức hệ, nghĩa là tuỳ tiện sử dụng quyền tự do như một loại sinh vật thì không phải là tự do của con người. Độc lập, tự do là cái quý nhất, là không gì quý bằng, chính là ở chỗ con người biết sử dụng quyền tự do vào mục đích chân chính, vào việc mưu cầu hạnh phúc cho con ngư- ời, vào việc giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột và nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 28 - 30)