Hồ Chí Minh – Toàn tập, Sdd, T.3, tr 43

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 25 - 26)

Đương nhiên, phải hiểu văn hóa theo nghĩa rộng. Song, điều cần khẳng định ở đây là Hồ Chí Minh đặt cao vị trí của văn hóa chính là vì Người thấy quá trình hình thành và phát triển của con người và xã hội nói chung, chính là ở quá trình phát triển văn hóa. Khi nói đến mục tiêu xây dựng văn hoá trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Hồ Chí Minh căn dặn:

“Chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân

1 Hồ Chí Minh – Toàn tập, Sdd, T.3, tr. 431. 2 2

tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột, áp bức. Muốn thế, chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải tập thể hoá nông nghiệp…Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”1.

Nói ”trồng người” ở đây cũng là nói đến gieo trồng con người có văn hóa nhằm biến nước ta từ một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hoá cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Chính vì văn hóa có chức năng lớn như vậy, cho nên văn hóa cũng như con người không chỉ là đối tượng phục vụ hay đối tượng của cách mạng mà còn là động lực của phát triển kinh tế xã hội.

Vấn đề đặt ra là ai phục vụ, ai đem lại hạnh phúc hay đời sống văn hóa cũng như tinh thần cho con người? Câu trả lời thật đơn giản, đó chính là con người và cũng chính là văn hóa do con người tạo ra. Vậy mà phải đến những năm cuối thế kỷ XX người ta mới ý thức được thật rõ cái chân lý có vẻ giản đơn đó. Bản thân Hồ Chí Minh, để khám phá ra cái chân lý có vẻ giản đơn đó cũng phải trải qua một quá trình tìm tòi lâu dài, gian khổ, tự mình hoàn thiện bản thân và tự mình khám phá ra cái thế giới đầy rẫy bất công, cái thế giới biến con người thành nô lệ, thành kẻ đi áp bức, bóc lột và người bị áp bức, bóc lột, kẻ thống trị và người bị trị, kẻ giàu, người nghèo.

Ngày nay, mặc dù nhiều bí mật của cái thế giới đa dạng và phức tạp đó đã được khám phá, nhưng con người vẫn chưa thoát khỏi vòng nô lệ, chẳng phải vì số phận mà chủ yếu vì con người chưa thực sự thấy hết bản thân mình, nhất là chưa giải phóng được mình hoặc muốn giải phóng mà không sao giải phóng được, cũng có nguồn gốc từ văn hoá yếu kém. Quả như Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Nói dốt ở đây là nói đến yếu kém văn hoá, chứ không phải nói con người cũng như dân tộc Việt Nam là dốt. Cần phải hiểu đúng câu nói của Hồ Chí Minh.

Ngoài vấn đề văn hóa, cần phải nói đến những điều kiện chủ quan khác cũng được Hồ Chí Minh rất quan tâm. Đó là điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước quản lý, điều kiện làm chủ thực sự của dân, đặc biệt là điều kiện cán bộ gương mẫu, có thể nêu gương cho thế hệ thanh, thiếu niên. Thế hệ những người sinh ra cùng thời với Hồ Chí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phương thức giáo dục tư tưởng Chí Minh cho thanh, thiếu niên pot (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)